xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyển đổi số: Không thể thành người đi sau, đi chậm

Thùy Dương, Ảnh: Hoàng Triều

(NLĐO) - Ông Dương Anh Đức, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, khẳng định chuyển đổi số là tiến trình không thể đảo ngược, cần tận dụng những cơ hội nó mang lại.

Sáng 23-12, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM, Hội Nhà báo TP HCM cùng Hội Tin học TP HCM phối hợp tổ chức tọa đàm "Báo chí chuyển đổi số để phát triển bền vững".

Phát biểu chỉ đạo tọa đàm, ông Dương Anh Đức, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, nhấn mạnh chuyển đổi số là xu thế không thể thay đổi, đặc biệt với lĩnh vực có tính chất đặc thù như báo chí.

"Chuyển đổi số làm thay đổi toàn diện, căn bản hoạt động của cơ quan báo chí, hoạt động và tầm ảnh hưởng của phóng viên. Tọa đàm được tổ chức đúng lúc khi thành phố vừa trải qua giai đoạn giãn cách kéo dài. Mặc dù gặp nhiều khó khăn song đây cũng là cơ hội để nắm bắt lợi thế của công nghệ. Nhiều tờ báo, phóng viên đã cảm nhận được vai trò, lợi ích, nhu cầu cấp thiết của chuyển đổi số" - Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức nói.

Chuyển đổi số: Không thể thành người đi sau, đi chậm - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức phát biểu chỉ đạo tọa đàm - Ảnh: Hoàng Triều

Theo Phó Chủ tịch UBND TP HCM, chuyển đổi số không đơn giản là ứng dụng công nghệ vào các hoạt động mà còn đòi hỏi thay đổi cả quy trình làm việc, tư duy, suy nghĩ.

"Với khối lượng thông tin khổng lồ, nếu làm báo theo cách cũ sẽ không chạy theo kịp, nảy sinh vấn đề trong vận hành cơ quan báo chí. Xây dựng được quy trình ứng dụng công nghệ số thì không những tăng tốc độ xuất bản thông tin mà còn tăng khả năng tổng hợp, kiểm soát được đầy đủ hơn các nội dung cơ quan báo chí đưa ra" - ông Dương Anh Đức lưu ý và nhấn mạnh "không thể thành người đi sau, đi chậm" trong tiến trình chuyển đổi số.

Chuyển đổi số: Không thể thành người đi sau, đi chậm - Ảnh 2.

Lãnh đạo các cơ quan báo chí đều khẳng định chuyển đổi số là con đường tất yếu - Ảnh: Hoàng Triều

Phát biểu tại tọa đàm, TS Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, chỉ rõ báo in từ thời kỳ đỉnh cao đã xuống tới gần đáy, thay vào đó là sự lên ngôi của báo điện tử và mạng xã hội, thậm chí báo điện tử cũng dần mất vị thế trước sự bùng nổ của mạng xã hội.

"Tháng 10-1997, khi Việt Nam kết nối internet toàn cầu, báo điện tử đã manh nha nhưng không có vị thế như báo in. Cái bất lợi của báo điện tử đã thành thuận lợi và thuận lợi của báo in trước kia đã thành bất lợi. Với nhiều tòa soạn, việc duy trì một tờ báo in rất khó khăn, tỉ suất lợi nhuận ngày càng thấp nhưng nếu bỏ báo in đi thì doanh số tụt rất mạnh. Đó là thách thức lớn với những cơ quan vừa có báo in vừa có báo điện tử" - Tổng Biên tập Tô Đình Tuân phân tích.

Chuyển đổi số: Không thể thành người đi sau, đi chậm - Ảnh 3.

Tổng Biên tập Tô Đình Tuân cho biết nhận thức về chuyển đổi số trong Báo Người Lao Động tương đối đồng bộ - Ảnh: Hoàng Triều

Trong bối cảnh này, Báo Người Lao Động nhận thức chuyển đổi số là con đường phải đi. Để chuyển đổi số thành công, cơ quan báo chí cần có nhận thức đúng và đồng bộ. Chẳng hạn, tại Báo Người Lao Động, một nghị quyết của Đảng ủy về chuyển đổi số đã được ban hành. Báo cũng tổ chức các tọa đàm trực tuyến để anh em trong báo trao đổi; mời chuyên gia, công ty công nghệ nói chuyện… Từ đó, nhận thức về chuyển đổi số trong báo tương đối đồng bộ.

"Nhưng, từ nhận thức phải đi đến kiến thức. Chuyển đổi số như thế nào? Hiện, có nhiều nhà tư vấn tốt về chuyển đổi số nói chung nhưng chưa có giải pháp chuyển đổi số riêng cho báo chí" - ông Tô Đình Tuân đặt vấn đề.

Tổng Biên tập Báo Người Lao Động cũng nêu thực trạng nhân lực cho chuyển đổi số còn hạn chế bởi đa phần trưởng thành từ báo in. Một khó khăn khác là về tài chính.

Trước thực trạng này, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động kiến nghị thành phố hỗ trợ, tạo điều kiện cho các báo, đài đặt cơ sở dữ liệu tại Công viên phần mềm Quang Trung với mức phí thường niên hợp lý để giải quyết bài toán phụ thuộc về công nghệ vào một công ty tư nhân.

Lãnh đạo Báo Người Lao Động cũng đề nghị các công ty công nghệ tại thành phố xây dựng hệ thống quản trị nội dung báo chí dùng chung, chia sẻ cho các cơ quan có báo điện tử để cùng sử dụng.

Về tài chính, theo ông Tô Đình Tuân, nếu thành phố không cấp ngân sách cho các cơ quan báo chí để phục vụ chuyển đổi số thì có thể cho vay không lãi suất, trả trong vòng 10-20 năm. "Các cơ quan báo chí cần cho cần câu, không cần cho con cá. Đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí hoàn toàn đủ quyết tâm và năng lực để làm vì không làm sẽ tụt hậu" - ông Tô Đình Tuân khẳng định.

Tổng Biên tập Báo Người Lao Động cũng kiến nghị thành phố có tổ chuyên trách chuyển đổi số tại cơ quan báo, đài để thúc đẩy tiến độ thực hiện.

Cùng với đó, lãnh đạo Báo Người Lao Động cũng kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ cơ quan báo, đài thành phố một nền tảng cơ bản về chuyển đổi số. Đồng thời, tăng cường đàm phán với các nền tảng xuyên biên giới để đề nghị chia sẻ lợi nhuận và luật hóa bằng quy định cụ thể.

Đặc biệt, kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo cơ quan chuyên trách thuộc bộ, sở… thanh - kiểm tra các vi phạm về sở hữu trí tuệ, bản quyền báo chí…

Tại tọa đàm, nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí khác như Pháp luật TP HCM, Tuổi trẻ… cũng có chung kiến nghị xây dựng quy định, chế tài chống lại việc ăn cắp bản quyền; đề nghị các công ty công nghệ nghiên cứu giải pháp công nghệ phục vụ nội dung làm báo; tổ chức các lớp đào tạo chung cho các cơ quan báo chí về chuyển đổi số…
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo