02/10/2022 15:52

Cách mở khóa điện thoại thông minh… kỳ quặc

(NLĐO) - Đại học Kyushu và Đại học Tokyo (Nhật Bản) phát triển công nghệ mở khóa điện thoại thông minh bằng hơi thở thông qua hệ thống bảo mật sinh trắc học chuyên dụng.

"Hệ thống bảo mật sinh trắc học chuyên dụng sẽ phân tích các thành phần khí thở của một người để tìm ra điểm đặc trưng và dùng nó làm yếu tố xác thực cho điện thoại thông minh" - theo GizChina.

Quá trình thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã ứng dụng "mũi điện tử". Đây vốn là thiết bị tích hợp cảm biến khứu giác cho phép phân tích mùi trong không khí và xác định chính xác các thành phần của mùi. "Mũi điện tử" có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm để phát hiện mùi vị của thức ăn mà không cần phải nếm thử.

Tuy nhiên, thành phần trong hơi thở của con người rất phức tạp với ít nhất 28 hợp chất và khi ăn hơi thở sẽ có mùi thay đổi theo món ăn.

Nhóm nghiên cứu đã dùng cảm biến mùi 16 kênh, mỗi kênh có thể xác định một số mùi riêng, sau đó dùng AI và máy học để phân tích thành phần hóa học.

"Các nhà khoa học nhận thấy ở mỗi người vẫn đều có một số chất độc đáo trong hơi thở suốt cả cuộc đời. Vì vậy, hơi thở vẫn có thể được dùng cho bảo mật sinh trắc học" - thông tin từ chuyên trang công nghệ GizChina quả quyết.

Cách mở khóa điện thoại thông minh… kỳ quặc - Ảnh 1.

Hệ thống mô phỏng mở điện thoại thông minh bằng hơi thở. Ảnh: GizChina

Kết quả các thử nghiệm cho thấy khả năng xác thực bằng hơi thở có độ chính xác 97,8%, chỉ chênh lệch nhỏ so với 99,97% khi nhận dạng bằng khuôn mặt và 98,6% bằng cảm biến vân tay. Tuy nhiên, vẫn cần thêm một thời gian nữa công nghệ này mới có thể xuất hiện trên điện thoại di động thông minh.

Mở khóa điện thoại thông qua hơi thở không phải là phương pháp bảo mật có phần kỳ quặc đầu tiên mà con người nghĩ đến.

Thực tế, trước đó có một số nghiên cứu đã khẳng định có thể mở thiết bị di động bằng nhận dạng ADN, quét ống tai, quét tĩnh mạch ngón tay, đo tần suất gõ phím...

Thế nhưng các ý tưởng kỳ quặc đó đều xuất hiện một thời gian ngắn rồi không được nhắc đến nữa và cũng chưa có ứng dụng nào như thế đi vào đời sống con người.

Bằng Hưng

Tin liên quan

Viết bình luận

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quản lý chặt chẽ thông tin trên báo chí, mạng xã hội
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Thủ tướng có chỉ thị yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý chặt thông tin trên báo chí, mạng xã hội; chủ động đấu tranh bóc gỡ, ngăn chặn tin giả, tin xấu độc chống phá; phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm
Những lưu ý khi chuẩn hóa thông tin thuê bao di động
19/3/2023 548 1k
(NLĐO)- Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin - Truyền thông), nhằm phục vụ Đề án 06 của Chính phủ, các nhà mạng đang triển khai việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động của người dùng để trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nhiều sản phẩm Apple tại Việt Nam giảm giá đến tận đáy
19/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Những người mua iPhone 14 của Apple từ sau Tết đang bị thiệt hại đáng kể vì giá mặt hàng này được các hệ thống bán lẻ điều chỉnh giảm liên tục.
AI định hình tương lai trải nghiệm khách hàng
18/3/2023 548 1k
(NLĐO)- Trải nghiệm khách hàng hiện đứng đầu trong số các ưu tiên chuyển đổi số của doanh nghiệp, giúp 94% khách hàng của doanh nghiệp quay trở lại giao dịch lần hai.
Nhà mạng phải tăng cường truyền thông chuẩn hóa thông tin cho thuê bao

Nhà mạng phải tăng cường truyền thông chuẩn hóa thông tin cho thuê bao

(NLĐO) - Cục Viễn thông, Bộ TT-TT yêu cầu nhà mạng triển khai ngay biện pháp truyền thông, công bố số điện thoại chăm sóc khách hàng, nhắn tin, gọi điện thông báo đề nghị chuẩn hóa thông tin...