xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xốc lại tinh thần sau dịch

Bài và ảnh: Nam Giang

Sau thời gian dài phải ở nhà phòng chống dịch Covid-19, người lao động (NLĐ) đang mong chờ từng ngày được đi làm trở lại. Tuy nhiên, việc ở nhà quá lâu khiến nhiều người rơi vào trạng thái chậm chạp, uể oải và mất động lực làm việc.

Gần 3 tháng thực hiện giãn cách xã hội, phải làm việc tại nhà, chị Nguyễn Thu Hoài (33 tuổi; ngụ quận Tân Phú, TP HCM) cho biết rất bức bối, khó chịu và muốn nhanh đi làm trở lại. Chị Hoài hiện là trưởng phòng nhân sự của một công ty xuất nhập khẩu nông sản có trụ sở ở quận Tân Bình, TP HCM. "Làm việc ở nhà chỉ để duy trì hoạt động thôi chứ tôi thấy không hiệu quả lắm. Mỗi ngày cứ loay hoay trong nhà rất bức bí và stress nặng trong khi các công cụ hỗ trợ công việc đều thiếu thốn. Trong các buổi họp trực tuyến, ai cũng muốn được đi làm trở lại, ai cũng thèm cảm giác rộn ràng ở chốn công sở lắm rồi. Tuy nhiên, có một điều tôi nhận ra trong chính bản thân đó là sự ù lì, trì trệ, không còn linh hoạt, nhanh nhẹn nữa. Có lẽ do ở nhà quá lâu nên thế" - chị Hoài nói. Anh Lê Tiến Dũng (37 tuổi, quê Phú Yên, kỹ sư xây dựng) cũng cho biết mấy tháng ở nhà khiến anh cảm thấy uể oải, gò bó và nhớ công trường. "Chân tôi quen đi nên ở nhà rất chán, bí bách lắm. Giờ chỉ mong được đi làm sớm, ra công trường cùng anh em làm việc để thoải mái tinh thần" - anh Dũng cho biết.

Xốc lại tinh thần sau dịch - Ảnh 1.

Đọc sách là cách tốt nhất để vừa có thêm kiến thức vừa thư giãn đầu óc

Theo tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A, tâm trạng bứt rứt của NLĐ trong thời gian dài làm việc ở nhà là điều dễ hiểu bởi có nhiều yếu tố tạo nên tình trạng đó. Từ cách làm việc không như ở văn phòng, giờ giấc sinh hoạt gia đình có nhiều người chung đụng cho đến con nhỏ quấy khóc… khiến làm việc ở nhà trở thành "ác mộng" với nhiều người. Trong livestream "Vững vàng sự nghiệp trước những đợt sóng to" do Navigos Group tổ chức, TS Tô Nhi A cho rằng ở giai đoạn này, NLĐ nên vững vàng tâm lý trong trạng thái chờ đợi. Dịch bệnh còn phức tạp, nên việc "mở cửa" trở lại còn cần thời gian. "Chờ đợi luôn làm chúng ta buồn chán, lo âu và mất cân bằng nhưng trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành thì chẳng còn cách nào khác. Nhưng chúng ta nên xác định việc chờ đợi là để xốc lại tinh thần, chuẩn bị cho những việc sắp tới khi cuộc sống bình thường trở lại. Trong lúc chờ, NLĐ hãy "soi gương", xem lại bản thân còn thiếu điều gì không, nếu thiếu hãy bổ sung liền. Thay vì ăn ngủ, lướt mạng thì hãy dành thời gian đọc sách, học thêm kiến thức mới… để "nâng cấp" giá trị bản thân" - TS Tô Nhi A nói.

Theo TS Tô Nhi A, giai đoạn này rất cần thiết để NLĐ xốc lại tinh thần nhằm chuẩn bị cho thời kỳ bình thường mới. NLĐ nên tận dụng thời gian này để tập luyện thể dục thể thao, ngoài việc lấy lại vóc dáng còn giúp vực dậy tinh thần nhanh hơn. Ăn uống, ngủ nghỉ cũng cần tuân thủ khoa học sức khỏe để bảo đảm thể chất luôn ở trạng thái tốt nhất. "Dịch ập đến đã cướp đi hàng trăm ngàn việc làm khiến nhiều người thất nghiệp. Vì thế, sau dịch, việc cạnh tranh vị trí làm việc là rất lớn. Nếu chúng ta không tự nâng chất mình lên thì khó mà cạnh tranh được. Do đó, hãy biết tận dụng cơ hội giãn cách này để tìm tòi, học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng mình còn thiếu" - TS Tô Nhi A nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo