xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vượt qua nghịch cảnh

Bài và ảnh: NGÂN HÀ

Dù lớn tuổi và bệnh tật nhưng các chị vẫn nỗ lực, chăm chỉ làm việc, vượt qua khó khăn trong cuộc sống

Ở tuổi 52, thường xuyên bị huyết áp cao và suy giãn tĩnh mạch nhưng chị Võ Thị Lan, nhân viên tạp vụ Công ty TNHH Sinh Tài (quận 5, TP HCM) vẫn cần mẫn làm việc, làm thêm để nuôi sống bản thân, cha già và em gái.

Mong có sức khỏe

Chị Lan sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở quận Phú Nhuận TP HCM, mẹ bán rau ở chợ, cha theo phụ việc ở đoàn hát. Nhà có đến 4 anh chị em nhưng không ai được học hành đến nơi, đến chốn, vừa biết đọc, biết viết đã ra đời mưu sinh.

Vượt qua nghịch cảnh - Ảnh 1.

Chị Văn Thị Thanh Trúc với công việc hằng ngày

Gia đình chị trước kia cũng có nhà nhưng nằm trong khu vực giải tỏa, tiền đền bù không đủ mua nhà mới nên ở trọ đến nay gần 30 năm. Mẹ mất, các anh chị em lập gia đình tứ tán khắp nơi. Nhà chỉ còn chị, cô em gái và người cha già. Em gái chị bị bệnh bướu sợi, bướu to ăn vào xương khiến khuôn mặt bị biến dạng. Sau đợt phẫu thuật cách đây 8 năm, khuôn mặt em gái chị vẫn không trở lại như cũ. Do mặc cảm nên em gái chị ít khi dám ra đường, đành chọn công việc phụ bán rau để nuôi thân. Bản thân chị Lan mấy năm trước cũng bị nội mạc tử cung phải phẫu thuật cắt bỏ, hiện vẫn tầm soát ung thư hằng tháng. Đồng lương tạp vụ chỉ khoảng 4,7 triệu đồng/tháng nhưng phải lo tất tần tật chi phí trong gia đình nên cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau. Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, chị nhận giúp việc ngoài giờ cho các gia đình với mức tiền công 50.000 đồng/giờ. Ông Nguyễn Hữu Toàn, Chủ tịch Công đoàn (CĐ) Công ty TNHH Sinh Tài, nhận xét: "Gia cảnh rất khó khăn, lại mang bệnh trong người nhưng chị Lan vẫn cố gắng làm việc và chăm sóc tốt cha già, nghị lực ấy rất đáng khâm phục. Hay tin chị Lan được Chương trình "Xuân nhân ái - Tết yêu thương" của Báo Người Lao Động hỗ trợ, anh em đồng nghiệp ai cũng mừng cho chị". Khi được hỏi mong ước gì trong năm mới, chị Lan bộc bạch: "Tôi chỉ mong mình có sức khỏe để làm việc, có tiền lo cho cha già và em gái. Với sự hỗ trợ từ Chương trình "Xuân nhân ái - Tết yêu thương" của Báo Người Lao Động, năm nay, gia đình tôi sẽ có một cái Tết đầm ấm hơn".

Vượt khó vươn lên

Mỗi tuần, chị Văn Thị Thanh Trúc, nhân viên kỹ thuật Đội Quản lý nhà Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 3, TP HCM, phải đến Bệnh viện Chợ Rẫy chạy thận 3 lần do bị suy thận giai đoạn cuối. Dù có BHYT nhưng mỗi tháng, chị Trúc phải bù thêm 6 triệu đồng chi phí điều trị.

Chồng chị Trúc làm công nhân xây dựng, thường xuyên xa nhà. Người con lớn của chị vừa tốt nghiệp, đi làm, còn con trai nhỏ bị tăng động từ bé. Chị kể: "Khi sinh con ra, ai cũng mừng cho vợ chồng tôi vì thằng bé rất kháu khỉnh, khỏe mạnh. Thế nhưng, đến khi con 2 tuổi, tôi nhận thấy bé có nhiều dấu hiệu bất thường khi không kiểm soát được hành vi, la hét, đập phá đồ đạc… Đó là những ngày dài hai vợ chồng sống trong mệt mỏi, lo lắng. Chúng tôi mang con đi chạy chữa khắp nơi, nhưng hết trường này đến trường kia trả về vì không dạy được bé. Có thời gian, tôi phải gửi cháu vào Bệnh viện Tâm Thần TP vì bệnh tình quá nặng". Cậu con trai của chị Trúc nay đã hơn 18 tuổi nên không có trường chuyên biệt nào nhận dạy, do vậy chị phải nhốt con ở nhà một mình.

Cách đây 4 năm, chị được bác sĩ thông báo bị bệnh thận bẩm sinh. 2 năm nay, bệnh trở nặng, chuyển sang giai đoạn cuối buộc chị phải đi chạy thận. Thông cảm cho hoàn cảnh của chị nên ban giám đốc công ty tạo điều kiện để chị được về sớm mỗi tuần 3 lần để đến bệnh viện chạy thận và có thời gian chăm sóc con. Khó khăn, bệnh tật là vậy nhưng chị Trúc rất lạc quan, luôn hoàn thành tốt công việc được giao, đặc biệt là luôn giúp đỡ đồng nghiệp trong đội. Sắp đến tuổi nghỉ hưu nên chị rất lo bởi sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong việc điều trị bệnh cho bản thân và chăm sóc con. Hôm nghe CĐ cơ sở thông báo sẽ được Chương trình "Xuân nhân ái - Tết yêu thương" của Báo Người Lao Động hỗ trợ, chị mừng rơi nước mắt. "Vậy là mẹ con tôi có một cái Tết tương đối rồi. Cảm ơn sự hỗ trợ, sẻ chia của các mạnh thường quân và Báo Người Lao Động".

Ông BÙI THANH LIÊM, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động:

Sẻ chia với công nhân

Tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp khiến người lao động phải đánh đổi nhiều thứ, trong đó có sức khỏe và cuộc sống sau này. Thế nhưng, điều đáng khâm phục là các anh, chị công nhân (CN) vẫn kiên cường chiến đấu hằng ngày, hằng giờ để vượt qua khó khăn, mất mát và tiếp tục sống có ích cho gia đình, xã hội. Tích cực hưởng ứng năm "Vì lợi ích đoàn viên CĐ" do Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ TP HCM phát động, tháng 8-2018, Ban Biên tập Báo Người Lao Động đã chính thức khởi động Chương trình "Xuân nhân ái - Tết yêu thương" nhằm san sẻ khó khăn với CN bị TNLĐ. Hiểu được mục đích của chương trình, nhiều doanh nghiệp và mạnh thường quân tại TP HCM và các tỉnh đã chủ động liên hệ, bày tỏ mong muốn được chung tay góp sức. Trong năm đầu tiên triển khai, chương trình đã nhận được 620 triệu đồng đóng góp từ các mạnh thường quân và các doanh nghiệp, qua đó hỗ trợ 60 CN bị TNLĐ, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP HCM và các tỉnh, thành trong cả nước.

Năm nay, chương trình tiếp tục trao 50 phần quà cho CN bị TNLĐ, bệnh hiểm nghèo và nghề nghiệp, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại TP và các tỉnh lân cận. Chị Lan và chị Trúc là 2 trong số 50 CN sẽ được chương trình hỗ trợ.

Kỳ tới: Sống vui, sống có ích

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo