xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"VỤ HƠN 11,5 TỈ ĐỒNG ĐI ĐÂU?": Vinatex vẫn loanh quanh

Bài và ảnh: NGUYỄN QUYẾT

Người lao động “tố” Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) có nhiều bất thường trong việc chi tiền, có nhiều khoản chi không hợp lệ, không đúng quy định

Liên quan tới bài viết “Hơn 11,5 tỉ đồng đi đâu?”, ngày 16-9, bà Phạm Nguyên Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đã có buổi làm việc với phóng viên Báo Người Lao Động. Bà Hạnh khẳng định: Vinatex không cầm một đồng nào, không có chuyện ăn chặn tiền của người lao động (NLĐ) trong Công ty TNHH MTV Thương mại Thời trang Dệt may Việt Nam (Vinatexmart).

11,5 tỉ đồng đi lòng vòng

Lý giải về việc năm 2011, Kiểm toán Nhà nước kết luận số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi của Vinatexmart là hơn 11,5 tỉ đồng nhưng không chi cho NLĐ mà phải tới năm 2013 mới chi, bà Hạnh cho biết: Việc chi trả tiền cần xác định thời điểm Chính phủ cho phép cổ phần hóa nên có độ trễ. Tuy công bố vào năm 2011 nhưng các bước diễn ra rất dài. Thời điểm 28-6-2013 khi có quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp thì số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng là 4,46 tỉ đồng; tới tháng 1-2015 thì chỉ còn 1,27 tỉ đồng.

Lãnh đạo Vinatex làm việc với Báo Người Lao Động về vụ “hơn 11,5 tỉ đồng đi đâu?”
Lãnh đạo Vinatex làm việc với Báo Người Lao Động về vụ “hơn 11,5 tỉ đồng đi đâu?”

Giải thích về việc tại sao số tiền hơn 11,5 tỉ đồng năm 2011 đến năm 2015 chỉ còn 1,27 tỉ đồng, bà Trần Thị Thu Thảo, Phó Ban phụ trách nguồn nhân lực của Vinatex, cho biết Vinatextmart đã chi cho NLĐ trong các năm 2012-2013-2014 từ nguồn quỹ là 10,3 tỉ (trong đó chi phúc lợi 4,9 tỉ đồng; chi khen thưởng và chi khác là 5,4 tỉ đồng). Do đã chi nên số dư còn lại đến 31-12-2014 (thời điểm chốt sổ để chuyển nhượng cho Vinmart) chỉ còn 1,27 tỉ đồng. “Nếu NLĐ kiên quyết đòi 11,5 tỉ đồng thì chúng tôi không có cách nào giải quyết. Nếu làm sai thì bản thân chúng tôi sẽ bị kỷ luật. Vì tiền không phải của cá nhân mà của tập đoàn. Tập đoàn không dám chi sai chế độ” - bà Hạnh quả quyết.

Hướng giải quyết của Vinatex là sẽ chi tiếp số tiền 6,7 tỉ đồng cho NLĐ. Số tiền này là từ 1,27 tỉ đồng còn lại cùng với 5,4 tỉ đồng được cấp bù do đã chi cho các hoạt động khen thưởng, chi khác cho NLĐ trong các năm 2012-2013-2014. Đến nay đã chi cho 917 người số tiền 3,63 tỉ đồng trong số 1.643 người được hưởng.

NLĐ “tố” Vinatex chi sai nguyên tắc

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 21-9, bà Nguyễn Thị Hồng Hương, đại diện cho NLĐ Vinatextmart, cho rằng theo Nghị định 59/CP, thời điểm chốt số liệu kế toán để xác định giá trị doanh nghiệp (năm 2011) thì phải “chốt” luôn quỹ khen thưởng, phúc lợi chứ không được sử dụng số tiền đó để chi cho các hoạt động và các đối tượng phát sinh sau 31-12-2011. Vinatextmart vẫn chi trong thời gian năm 2012, 2013 và 2014 là sai nguyên tắc.

Đáng chú ý, theo bà Hương, số liệu thông báo Vinatex đã chi 10,5 tỉ đồng trong số 11,3 tỉ đồng có nhiều bất thường, chi sai, thậm chí một số khoản kê khai “khống”. Căn cứ vào tài liệu mà Vinatex cung cấp, có nhiều khoản chi không hợp lệ, không đúng quy định như: Chi thưởng cho cơ quan điều hành, chi hội nghị sơ kết; một số khoản chi theo thỏa ước lao động tập thể thì được trích ra từ quỹ lương song Vinatextmart vẫn kê sử dụng phúc lợi như chi 8-3, chi 20-10, chi nghỉ mát. “Theo thỏa ước, năm nào làm ăn có hiệu quả thì mới được tổ chức nghỉ mát nhưng dù lỗ, khó khăn tài chính Vinatextmart vẫn sử dụng tiền nghỉ mát trong năm 2012 là 1,2 tỉ đồng, năm 2013 là 1,03 tỉ đồng” - bà Hương dẫn chứng.

Chưa hết, tài liệu mà chúng tôi có được thể hiện các con số bị “vênh” nhau giữa tập đoàn và Vinatextmart. Cụ thể, thưởng thi đua năm 2012, Vinatextmart báo cáo chỉ 169 triệu nhưng Vinatex báo cáo tới hơn 3,9 tỉ đồng (gấp 17 lần); thưởng thi đua 2013 Vinatextmart báo cáo 81,2 triệu đồng nhưng Vinatex báo cáo là 557 triệu đồng; năm 2014 Vinatextmart báo cáo chỉ chi 29,6 triệu còn Vinatex báo cáo 419 triệu... Về nghỉ mát, có nhiều NLĐ được kê rằng được chi 800.000 đồng một suất nhưng thực tế NLĐ không đi nghỉ mát... Mặt khác, Vinatex đã cố tình hợp thức hóa số tiền chi sai nguyên tắc. Tập đoàn lý giải việc chi sai tiền phúc lợi trong các năm 2012 đến 2014, chi phúc lợi cho NLĐ vào công ty sau thời điểm 31-12-2011 là căn cứ vào thỏa ước song không có điều nào trong thỏa ước cho phép điều này.

Trách nhiệm trước tiên thuộc về Vinatex

Ông Nguyễn Văn Oánh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo Công đoàn Dệt may Việt Nam tham gia với cơ quan chức năng giải quyết. Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã có công văn gửi Vinatex. Trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho NLĐ trước tiên thuộc về Vinatex.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo