xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ưu đãi... trên giấy

Bài và ảnh: Hương Huyền

Nhiều chính sách dành cho lao động nữ vẫn chưa đi vào cuộc sống, chưa tạo điều kiện để họ phát triển và bình đẳng với nam giới

Từ ngày 15-11, Nghị định 85/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động (BLLĐ) về chính sách đối với lao động nữ (LĐN) có hiệu lực. Nghị định 85 kế thừa các quy định trước đây đối với LĐN song việc thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế.

Người lao động chưa ý thức được quyền lợi

Qua khảo sát ý kiến LĐN ở một số doanh nghiệp (DN) tại TP HCM cho thấy một trong những nguyên nhân khiến các quy định có lợi cho LĐN chưa đi vào thực tế đến từ chính người lao động: Họ không biết hoặc chưa ý thức được quyền lợi chính đáng của mình. Chị Nguyễn Thị Lưu Luyến, công nhân Công ty S.B (quận 12, TP HCM), cho biết khi đi làm, chị chỉ quan tâm đến khoản lương, thưởng Tết, chế độ BHXH. Những quy định khác chị không biết hoặc không để ý. Đơn cử như quy định LĐN được nghỉ 30 phút/ngày khi hành kinh. “Thú thật bây giờ biết có quy định đó rồi mà công ty không cho nghỉ thì chúng tôi cũng chẳng dám đòi hỏi. Đó là chuyện tế nhị, chị em còn sợ bị người khác biết nên làm sao dám báo cáo để được hưởng quyền lợi?” - chị Luyến bộc bạch.

 

Pháp luật quy định nhiều quyền lợi cho lao động nữ nhưng trong thực tế không ít quy định chưa được thực hiện
Pháp luật quy định nhiều quyền lợi cho lao động nữ nhưng trong thực tế không ít quy định chưa được thực hiện

 

Theo bà Phạm Thị Luân, phó chủ tịch Công đoàn (CĐ) một công ty trong KCN Tân Tạo (quận Bình Tân, TP HCM), chính tâm lý e ngại, sợ sệt, thiếu hiểu biết pháp luật lao động và không biết tự đứng lên để bảo vệ quyền lợi mình một cách đúng đắn của LĐN đã tạo điều kiện cho các DN phớt lờ trách nghiệm của mình. Vì vậy, không riêng quy định được nghỉ 30 phút vào ngày “đèn đỏ” mà nhiều quyền lợi khác của LĐN cũng không được DN thực hiện.

Bà Luân dẫn chứng: Dù pháp luật quy định quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, trả lương, khen thưởng, thăng tiến… nhưng nhiều DN, trong đó có công ty của bà, đã đề ra “quy định bất thành văn” là không tuyển nữ đã có gia đình hoặc bắt LĐN phải cam kết chỉ được sinh con sau 3 năm làm việc. “Luật cũng quy định nơi sử dụng LĐN phải có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh; đồng thời người sử dụng lao động có trách nhiệm giúp đỡ tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí cho LĐN có con ở lứa tuổi gửi trẻ, mẫu giáo nhưng ít có DN nào thực hiện. Thậm chí, điều kiện môi trường làm việc còn chậm cải thiện, nhà vệ sinh không đủ, hỏng hóc, ô nhiễm… gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe LĐN” - bà Luân chia sẻ.

Doanh nghiệp không quan tâm

Theo luật sư Nguyễn Hữu Tín, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín và Cộng sự, DN thường quan niệm là những gì luật pháp bắt buộc thì mới thực hiện, mà muốn thực hiện nghiêm phải có chế tài đủ mạnh. Trong khi đó, chế tài hiện còn quá nhẹ khiến DN xem thường. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chính sách LĐN chỉ ưu việt về mặt lý thuyết. Ông Tín dẫn chứng: “Chẳng hạn quy định thời gian nghỉ ngơi của LĐN khi hành kinh, nếu DN vi phạm thì bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng là không đủ sức răn đe. Chưa kể, nhiều chính sách chỉ mang tính chất vận động, khuyến khích mà khuyến khích nghĩa là DN muốn thì thực hiện, không thì thôi”.

Còn theo ông Trần Hồng Sơn - giám đốc một DN đóng trên địa bàn huyện Hóc Môn, TP HCM - Nghị định 85/NĐ-CP không chỉ quy định nghĩa vụ mà còn quy định rất rõ quyền lợi đối với những DN sử dụng nhiều LĐN. Đó là được giảm thuế thu nhập DN; các khoản chi tăng thêm cho LĐN được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế... “Tuy nhiên, theo tôi thấy, dù được khuyến khích, bản thân tôi và nhiều DN vẫn không mấy quan tâm bởi lẽ các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, số tiền giảm thuế không bù đắp được chi phí thực hiện các quy định ưu đãi, do đó không khuyến khích DN bỏ chi phí ra chăm sóc cho LĐN” - ông Sơn chia sẻ.

 

Trả lương thay vì cho nghỉ

Ông Trần Quang Trí, Chủ tịch CĐ Công ty Tân Hoàng Gia (quận Tân Bình, TP HCM), cho biết: Theo quy định, LĐN trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Thế nhưng, đa phần chị em đều e ngại nên không báo cáo. Từ thực tế này, CĐ đề xuất ban giám đốc trả thêm cho tất cả LĐN 2 giờ tiền lương mỗi tháng. Hầu hết chị em đều đồng tình và cảm kích trước cách làm này của công ty.

 

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo