07/11/2022 08:11

Từ công nhân trở thành quản lý

Với quá trình phấn đấu bền bỉ, nhiều công nhân trực tiếp sản xuất đã trưởng thành, trở thành quản lý của doanh nghiệp

Quan sát chị Trần Thị Lan, quản lý Phòng Vật tư Công ty TNHH Nissei Electric Việt Nam (KCX Linh Trung I, TP Thủ Đức, TP HCM), sắp xếp gọn gàng vật tư, thiết bị cũng như nhanh chóng cung cấp nguyên vật liệu sản xuất cho từng xưởng mà không cần mở máy tính đối chiếu, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Bởi lẽ, khi mới vào công ty, chị chỉ là công nhân (CN) sản xuất bình thường.

Nỗ lực không ngừng

Học hết THPT, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị Lan cùng một số bạn bè rời Bình Thuận vào TP HCM tìm việc làm. Trong số các doanh nghiệp (DN) chào mời, do thích môi trường làm việc ở công ty Nhật Bản nên chị quyết định chọn Nissei Electric Việt Nam.

Chị Lan là lứa CN đầu tiên khi đó, công ty chỉ có vài chục người và chị mang số thẻ 35. Vốn thích tiếng Nhật nên lúc giải lao, chị tranh thủ học từ các chuyên gia người Nhật. Từ không biết gì, chị bắt đầu giao tiếp cơ bản được bằng tiếng Nhật.

Gắn bó với Nissei Electric Việt Nam nửa năm, chị Lan cùng 4 CN được công ty đưa sang Nhật đào tạo 6 tháng. Chị nhớ lại: "Đó là quãng thời gian vô cùng khó khăn với tôi. Là cô gái quê nhút nhát, chỉ biết bập bõm vài câu tiếng Nhật, khi sang xứ người, tôi phải tự thích nghi. Trong những ngày đó, tôi không chỉ được học thao tác trong công việc, cách ứng xử, quản lý mà còn học thêm tiếng Nhật. Gần nửa năm ở Nhật, khả năng nghe, nói của tôi cải thiện đáng kể".

Về nước, chị Lan được ban giám đốc bố trí làm việc ở khâu kiểm hàng, rồi làm quản lý và nay là quản lý Phòng Vật tư. Bà Trần Thị Hồng Vân, Chủ tịch Công đoàn công ty, nhận xét: "Chị Lan thuộc lứa CN đầu tiên được DN tuyển và có 22 năm gắn bó cùng công ty. Không chỉ là một quản lý giỏi, sắp xếp công việc khoa học, chị còn được tập thể CN tín nhiệm khi nhiều năm liền bầu vào ban chấp hành Công đoàn cơ sở".

Từ công nhân trở thành quản lý - Ảnh 1.

Anh Doãn Quý Chung (bên phải) tận tình hướng dẫn cho công nhân mới

Học mọi lúc, mọi nơi

Năm 2014, khi hợp tác với Công ty TNHH Taisho (Nhật Bản) để thành lập Công ty Liên doanh TS7, Công ty CP In số 7 (KCN Tân Tạo, quận Bình Tân, TP HCM) đã cử 10 CN ưu tú sang Nhật học 1 tháng, trong đó có anh Doãn Quý Chung.

Một tháng ngắn ngủi đi học, anh Chung đã tận dụng tối đa thời gian để nâng cao kiến thức, học hỏi cách quản lý, sắp xếp dụng cụ, nguyên liệu, bảo trì rất khoa học của người Nhật. Anh còn học thuần thục cách vận hành máy in offset - vốn đòi hỏi CN tay nghề cao bởi thiết bị chỉ in trên các vật liệu khó.

Chính những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được ở Nhật đã giúp anh Chung cho ra đời những sáng kiến, cải tiến có tính ứng dụng cao, góp phần vào sự phát triển của DN. Đến nay, anh đã có khoảng 15 sáng kiến, làm lợi và tiết kiệm cho DN hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Trong đó, sáng kiến in ghép vé số của anh đã giúp công ty thay đổi công nghệ in, tăng giá trị sử dụng của tấm kẽm, tăng lượng vé số in từ 30.000 tờ lên 60.000 tờ/lần, nhờ đó DN tiết kiệm gần 100 triệu đồng/năm.

Là quản lý, anh Chung luôn đi đầu trong phong trào "Sáng kiến cải tiến" do DN phát động. Mỗi năm, anh đều có 1-2 sáng kiến cải tiến để giảm chi phí sản xuất, giúp CN tăng năng suất lao động và cải thiện thu nhập. Từ một CN chỉ có chứng chỉ nghề in của trường nghề, trải qua nhiều khó khăn, nhờ khả năng nắm bắt nhanh và ý thức tự học, tự rèn, anh Chung đã được ban giám đốc đề bạt giữ vị trí Phó Quản đốc Công ty CP In số 7.

Bài và ảnh: NGÂN HÀ

Tin liên quan

Viết bình luận

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng là bao nhiêu?
1 giờ trước 548 1k
NGUYỄN ĐỨC AN (tỉnh Bình Phước) hỏi: "Tôi đã làm việc tại một công ty được 9 năm, nay vì lý do gia đình nên có dự định nghỉ việc. Cách xác định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) hằng tháng của người lao động (NLĐ) thế nào"?
Ký hợp đồng 2 nơi, giải quyết chế độ ốm đau thế nào?
2 giờ trước 548 1k
ĐỖ THỊ THẮM (quận Bình Thạnh, TP HCM) hỏi: "Người lao động (NLĐ) ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) và tham gia BHXH, BHYT ở 2 đơn vị khác nhau, khi bị ốm phải nghỉ việc thì được giải quyết chế độ ốm đau thế nào"?
Người rút BHXH một lần ngày càng trẻ, vì sao?
31/3/2023 548 1k
(NLĐO) – Theo thống kê, người hưởng BHXH một lần chủ yếu là lao động trẻ, từ trên 20 đến đủ 30 tuổi đứng thứ hai, chiếm khoảng 77,5% trong tổng số người hưởng BHXH một lần.
Thận trọng khi "nhảy việc"
31/3/2023 548 1k
Sau Tết được xem là mùa "nhảy việc" nhưng năm nay, trước những biến động của thị trường, người lao động thận trọng hơn khi chuyển đổi việc làm
Linh hoạt giải quyết chế độ cho người lao động

Linh hoạt giải quyết chế độ cho người lao động

Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) do LĐLĐ quận 6, TP HCM phối hợp với Ủy ban MTTQ và BHXH quận tổ chức đã diễn ra sáng 30-3.