xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ 2021, lương chồng có thể chuyển thẳng vào tài khoản vợ: Thực hư thế nào?

Quý Nguyễn (thuvienphapluat.vn)

Hai ngày gần đây, thông tin “Từ 2021, lương chồng có thể chuyển thẳng vào tài khoản vợ” được rất nhiều người lao động quan tâm và cho rằng đây là điểm mới của Bộ luật Lao động 2019. Vậy thực hư thông tin này như thế nào?

Khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2021) quy định:

Điều 94. Nguyên tắc trả lương

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Căn cứ theo quy định này, thì để người vợ có thể được nhận lương của chồng cần đáp ứng 02 điều kiện sau:

Điều kiện thứ 1: Người chồng không thể nhận lương trực tiếp và ủy quyền cho vợ nhận thay

Điều này được hiểu chỉ khi nào không thể nhận lương trực tiếp, như là bị bệnh, nằm viện, đi công tác dài ngày qua ngày nhận lương… không thể đến công ty nhận lương được mà phải cần người nhận thay thì người chồng được ủy quyền cho vợ đến nhận thay.

Và thực tế thì điều này thường chỉ xảy ra đối với người lao động nhận lương trực tiếp bằng tiền mặt, không thông qua chuyển khoản mà thôi.

Từ 2021, lương chồng có thể chuyển thẳng vào tài khoản vợ: Thực hư thế nào? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Nguồn: Inernet

Lưu ý, nếu người chồng không có vấn đề gì mà ủy quyền cho vợ đến nhận lương thay thì không thỏa điều kiện này.

Điều kiện thứ 2: Người sử dụng lao động đồng ý trả lương cho người vợ đã được ủy quyền

Luật quy định doanh nghiệp có thể trả lương cho người được ủy quyền chứ không bắt buộc phải trả. Bởi để đảm bảo trả đúng quyền lợi cho người lao động đã làm việc cho mình thì người sử dụng lao động hoàn toàn có thể sử dụng những cách khác để trả lương như đến trực tiếp gặp người lao động để trả lương.

Quy định mà chúng ta vừa phân tích ở trên đúng là không được nêu ở Bộ luật Lao động 2012. Tuy nhiên thì dù Bộ luật Lao động 2019 tới ngày 01/01/2021 mới có hiệu lực nhưng ở thời điểm hiện tại, người lao động nếu không nhận lương được và muốn ủy quyền cho người khác nhận thay và người sử dụng lao động đồng ý thì hoàn toàn có thể thực hiện dựa trên việc lập hợp đồng ủy quyền theo quy định tại Mục 13 Chương XVI Bộ luật Dân sự 2015.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo