xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trưởng thành từ người thợ

Bài và ảnh: Hồng Đào

Với lòng đam mê, tình yêu với công việc, từ công nhân trực tiếp, họ đã trở thành những cán bộ quản lý...

“Làm công nhân (CN) rất cực nhọc, cuộc sống khó khăn nhưng nếu hết lòng với công việc, chịu khó học hành thì cái khó nào cũng qua”. Ông Âu Dương Tú, phó phòng vật tư Công ty CP Dịch vụ và Kỹ thuật Cơ điện lạnh REE, kể cho chúng tôi nghe về con đường làm thợ của mình.

 
Học, học mãi...
 
Mới học đến lớp 11, gia đình lâm vào cảnh túng quẫn, Tú đành tạm gác lại ước mơ vào đại học để đi học nghề. Ông tâm sự: “Lúc ấy tôi nghĩ học nghề để mau chóng đi làm, kiếm tiền phụ giúp cha mẹ, khi nào có điều kiện sẽ học tiếp. Nhưng khi thi đậu vào Trường Kỹ thuật Công nghiệp TPHCM (thuộc Sở Công nghiệp TPHCM) hệ trung cấp chuyên ngành máy công cụ, thấy học nghề mà ít chữ vẫn không ổn, tôi đăng ký học bổ túc văn hóa vào ban đêm. Khi tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật công nghiệp cũng là lúc tôi lấy được bằng tốt nghiệp cấp 3 hệ bổ túc”.
 
Năm 1982, ông về làm CN tại Xí nghiệp Liên hợp Thiết bị lạnh (tiền thân của Công ty CP Cơ điện lạnh ngày nay). Không chỉ chịu khó học hỏi từ những người thợ lâu năm, ông còn tự học thêm. Nhờ vậy, từ tay nghề bậc 2/7 khi mới ra trường, một năm sau, ông đăng ký thi lên bậc 3/7 rồi  4/7... Sau 5 năm làm việc, ông lại thấy rằng muốn tiếp cận khoa học, công nghệ tiên tiến, người thợ phải có trình độ và kiến thức cao hơn. Nghĩ vậy, ông quyết chí đi thi và đậu vào ngành cơ khí chế tạo máy  (hệ tại chức), Trường ĐH Bách khoa TPHCM.
 
Trong xí nghiệp, anh em hay kháo nhau: “Anh Tú tuy dễ nhưng lại khó”. Họ nói vậy là vì ông rất vui vẻ, hòa đồng, hết mình kèm cặp cho thợ trẻ nhưng lại cực kỳ khó khăn, kỹ tính trong công việc. Ai mắc một lỗi dù nhỏ, ông cũng chỉ dạy để lần sau không lặp lại sai lầm.
 
Chẳng hạn như việc làm mất các cạnh sắc trên bề mặt gia công cơ khí, một thao tác đơn giản nhưng không thực hiện sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm và còn cho thấy sự cẩu thả của người thợ. Ông bắt họ làm cho thật sạch, thật đẹp rồi tự mình kiểm tra lại.
 
 
img
Từ một công nhân trực tiếp, ông Âu Dương Tú đã phấn đấu thành phó phòng


Từ xí nghiệp, ông được chuyển về làm nhân viên ở phòng vật tư, chuyên mua và cung ứng vật tư đến các công trường. “Công việc này quá mới mẻ với tôi, tôi lại nghĩ mình phải học”- ông cho biết.
 
Ông lại cắp cặp đi học văn bằng 2 Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Ngoài phần tự học, công ty có các lớp học nâng cao nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn ông đều hăng hái tham gia. Và rồi ông được đề bạt làm phó phòng vật tư, một vị trí xứng đáng với người thợ ham học hỏi...
 
Thành công từ tình yêu nghề
 
Không đủ điểm đậu vào Trường ĐH Bách khoa, anh Nguyễn Ngọc Long, Công ty Quạt Asia, quyết định học nghề mình yêu thích tại Trường Công nhân Kỹ thuật Nhà máy Z751 và làm CN tại đó.
 

Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM:

Những tấm gương của ý chí phấn đấu

Không chỉ là người thợ giỏi, họ còn là những tấm gương của ý chí phấn đấu, tinh thần học hỏi. Đặc biệt, họ đã vượt qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, sắp xếp thời gian, công việc để tiếp tục học tập, nâng cao trình độ. Sự nỗ lực ấy đã được ghi nhận bởi những vị trí công việc mà họ đảm nhận.

Bao nhiêu tình yêu của anh dành hết cho công việc. Dù không đi học nhưng anh luôn tự trau dồi kiến thức qua sách vở và công việc thực tế. Nhà máy trang bị máy móc thiết bị của Hoa Kỳ từ trước năm 1975 và sau này là của Liên Xô cũng như các nước XHCN lúc bấy giờ nên rất đa dạng. Việc sửa chữa thiết bị hỏng hóc vì thế rất khó khăn. Vậy mà anh vẫn kiên trì, tỉ mỉ mò mẫm để “định bệnh” cho những cỗ máy “đa quốc gia”.
 
Anh kể: “Một kỷ niệm làm tôi nhớ mãi là lần chiếc máy phay của Liên Xô (hệ thống điện điều khiển rất phức tạp, lại thiếu tài liệu kỹ thuật) bị hỏng đã 3 ngày mà không ai tìm ra sự cố. Sang ngày thứ 4, tôi đã tìm ra được nguyên nhân, thật đơn giản: do dầu bôi trơn xuống dưới mức cho phép nên máy không hoạt động. Từ đó, tôi rút ra kinh nghiệm đừng nghiêm trọng hóa vấn đề mà phải bắt đầu từ những nguyên lý cơ bản nhất của máy móc”.
 
Vốn yêu thích sự năng động, đổi mới, sau một thời gian gắn bó với nhà máy, anh quyết định thay đổi môi trường làm việc, xin vào làm CN điện cho Công ty Quạt Asia. Tận tụy, giỏi nghề, chẳng bao lâu, anh trở thành quản đốc phân xưởng. Được công ty tạo điều kiện, anh lại tham gia các lớp quản lý, điều hành để tổ chức sản xuất một cách khoa học, hiệu quả hơn.
 
Những cố gắng ấy đã được ghi nhận khi đầu năm 2008, lãnh đạo công ty tin tưởng giao anh đảm nhận chức vụ phó giám đốc sản xuất. Anh tâm sự: “Trong cuộc sống, mỗi người có xuất phát điểm khác nhau nhưng nếu biết tận dụng cơ hội, ham thích học hỏi, không tự bằng lòng thì sẽ thành công”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo