xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu hẹp các đối tượng là công chức

Đ.Viên ẢNH: HOÀNG TRIỀU

(NLĐO) - Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1-7-2020) thu hẹp các đối tượng công chức với việc không còn quy định người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập là công chức.

Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 25-11-2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020. Theo đó, sẽ có nhiều chính sách mới tác động trực tiếp đến mọi cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2020.

Công chức sẽ được nâng ngạch theo 2 cách

Cũng theo Luật Cán bộ, công chức, công chức có thể được nâng lên ngạch cao hơn trong quá trình làm việc. Công chức sẽ được nâng ngạch theo 2 cách là thi tuyển và xét tuyển.

Thứ nhất, thi tuyển: Việc thi nâng ngạch phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua thi tuyển. Và chỉ những công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn mới được đăng ký dự thi nâng ngạch.

Thu hẹp các đối tượng là công chức - Ảnh 1.

Cụ thể, khoản 14 Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP, công chức phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới được đăng ký dự thi nâng ngạch: Được đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc không trong thời gian đang xem xét xử lý kỷ luật; Có ít nhất 1 năm giữ ngạch dưới liền kề với ngạch đăng ký dự thi tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký...

Đồng thời, để được thành công nâng ngạch, công chức phải trải qua 2 vòng là thi trắc nghiệm trên máy tính hoặc trên giấy và thi chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ hai, xét tuyển: Từ 1-7-2020, công chức còn có thể được nâng ngạch thông qua xét tuyển.

Theo đó, vẫn căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức như quy định trước đây, nhưng khi trúng tuyển kỳ thi hoặc xét nâng ngạch, công chức sẽ được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét, bố trí vào vị trí việc làm tương ứng.

Như vậy, khi đã nâng lên ngạch cao hơn, công chức sẽ được xem xét bố trí vào vị trí việc làm khác, tương ứng với ngạch mới của mình. Qua đó, công chức sẽ phát huy được đầy đủ năng lực, khả năng của bản thân.

Luật sửa đổi, bổ sung thêm 1 hình thức nâng ngạch đồng nghĩa sẽ kéo theo tiêu chuẩn, điều kiện của hình thức đó. Theo đó, khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi quy định 3 điều kiện công chức sẽ được xét nâng ngạch: Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được thi nâng ngạch; Được cấp có thẩm quyền công nhận về việc có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ; Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.

Bổ sung quy định đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Năm 2021 chế độ tiền lương mới sẽ được áp dụng thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị, vì thế việc xác định vị trí việc làm phải được thực hiện theo hướng kế hoạch hóa, khoa học hóa và quy chế hóa với sự cam kết chính trị của người đứng đầu đơn vị ngay từ bây giờ.

Có thể nói cùng với quá trình chuyển đổi phương thức quản lý cán bộ, công chức từ hệ thống chức danh nghề nghiệp sang vị trí việc làm thì công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hiện nay "là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến."

Thu hẹp các đối tượng là công chức - Ảnh 2.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức nêu trên, Luật đã bổ sung quy định đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên, đội ngũ công chức, viên chức ở nước ta công tác trong các lĩnh vực rất rộng với những đặc thù khác nhau phụ thuộc vào từng công việc, vùng miền. Vì vậy, Luật cũng quy định giao người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quy định phù hợp với địa phương, bộ, ngành mình, bảo đảm đúng tiêu chí được đề ra.

Thu hẹp các đối tượng là công chức

Theo khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức hiện nay, ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Hiện nay, có 8 nhóm đối tượng được gọi là công chức. Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức hiện nay, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và thuộc các cơ quan, đơn vị được nêu cụ thể tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức.

Công chức chỉ gồm các đối tượng là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong: Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an…

Thu hẹp các đối tượng là công chức - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi ngày 25-11-2019 đã bổ sung thêm 1 ngạch nữa là: Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, bắt đầu từ 1-7-2020, khi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có hiệu lực thì công chức sẽ có thêm ngạch mới theo quy định của Chính phủ và sẽ có tổng cộng 6 ngạch công chức. Đồng thời, Luật mới cũng thu hẹp các đối tượng công chức với việc không còn quy định người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập là công chức.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo