xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thỏa ước nhóm tăng phúc lợi cho người lao động

HOÀNG NGUYÊN

Thỏa ước nhóm tạo ra môi trường làm việc tốt hơn, người lao động yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp, hạn chế dịch chuyển lao động

"Hằng năm, doanh nghiệp (DN) xét nâng lương cho người lao động (NLĐ) đủ điều kiện và tiêu chuẩn nâng lương với mức nâng ít nhất bằng 5% mức lương theo công việc, chức danh; tiền ăn giữa ca và tiền hỗ trợ cho một suất ăn ít nhất 16.000 đồng. Đó là nội dung trong thỏa ước lao động tập thể (viết tắt là thỏa ước) nhóm vừa được 6 DN ngành gỗ tại KCN Tam Phước, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ký kết. Đây cũng là thỏa ước nhóm DN thứ 8 được ký kết trong cả nước.

Thiết lập mặt bằng chung về quyền lợi

Với NLĐ tại 6 DN tham gia ký kết thỏa ước nhóm tại Đồng Nai, việc thỏa ước hình thành có ý nghĩa quan trọng, bởi không chỉ quyền lợi được bảo đảm mà phúc lợi của họ cũng từng bước được cải thiện, từ đó có thêm động lực làm việc. Về phía DN tham gia ký kết cũng sẽ ổn định được nguồn nhân lực và có kế hoạch đầu tư lâu dài cho sản xuất - kinh doanh.

Chính những tác động tích cực của mô hình ký kết thỏa ước nhóm đã thu hút ngày càng nhiều DN tham gia. Bà Phạm Thị Hằng, Chủ tịch Công đoàn (CĐ) Khu Kinh tế Hải Phòng, cho biết qua vận động, đến nay đã có 20 DN tham gia thỏa ước nhóm, với số lao động được thụ hưởng từ 2.477 lên 7.415 người. Ngoài cam kết về chính sách tuyển dụng, đặc biệt là chế độ chính sách đối với lao động nữ, các DN còn hỗ trợ tiền ăn giữa ca (21.000 đồng/người/ngày); thưởng Tết thấp nhất 1 tháng lương; phụ cấp xăng xe (400.000 đồng/người/tháng); 1 tháng có ít nhất 1 tuần làm việc 40 giờ. Còn tại TP Đà Nẵng, nhóm DN ngành dịch vụ - du lịch tham gia ký kết thỏa ước cũng tăng từ 4 lên 10 DN, với số lượng được thụ hưởng tăng từ 971 lên 2.385 NLĐ. Nội dung thỏa ước được đánh giá là có lợi cho NLĐ, như: Mức lương tối thiểu trả cho NLĐ (chưa qua đào tạo) cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định ít nhất 3,3%; tiền lương thử việc ít nhất bằng 90% tiền lương của công việc đó; xây dựng thang, bảng lương bảo đảm số bậc lương ít nhất 10 bậc và khoảng cách chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ít nhất 6%. Đặc biệt, tiền thưởng cuối năm thấp nhất bằng 1 tháng lương tối thiểu. "Việc hình thành thỏa ước nhóm góp phần hạn chế sự dịch chuyển lao động, từ đó giúp DN phát triển ổn định hơn. Đời sống NLĐ cũng được nâng lên" - ông Hoàng Hữu Nghị, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng, nhận định.

Thỏa ước nhóm tăng phúc lợi cho người lao động - Ảnh 1.

Nhóm doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương tại lễ ký kết thỏa ước nhóm. Ảnh: ĐỖ TRỌNG

Phải kiên trì

Tại hội thảo đánh giá kết quả thực hiện thỏa ước nhóm DN do Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức mới đây ở Hà Nội, nhiều đại biểu khẳng định thỏa ước nhóm DN không chỉ mang lại quyền lợi tốt hơn cho NLĐ mà còn giúp DN giảm thiểu biến động lao động. "Thỏa ước tạo mặt bằng chung về các chế độ ưu đãi cho NLĐ các DN tham gia ký kết, không có sự chênh lệch, phân biệt đối xử. Được chăm sóc tốt nên năng suất lao động của NLĐ được cải thiện đáng kể" - đại diện ILO tại Việt Nam đánh giá.

Dù các DN có chức năng, ngành nghề tương đồng nhưng quy mô khác nhau, nguồn lực khác nhau, hiệu quả kinh doanh khác nhau, do vậy việc vận động ký kết thỏa ước nhóm là không đơn giản. Điển hình như tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình hình thị trường lao động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ TP Hạ Long luôn có sự biến động do số lượng khách sạn, nhà hàng tăng nhanh, kéo theo đó là sự lôi kéo lao động giữa các DN. Sự dịch chuyển lao động, đặc biệt các lao động có trình độ chuyên môn cao, lao động có thâm niên trong nghề gây bức xúc cho các DN. Tuy nhiên, với quy trình (6 bước) được thực hiện bài bản cùng nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của các sở, ngành, LĐLĐ TP Hạ Long đã vận động thành công 20 DN nhóm ngành du lịch - dịch vụ ký kết thỏa ước. Thỏa ước gồm 4 chương, 3 mục, 19 điều cùng 7 nội dung thương lượng được các DN và NLĐ đồng tình ủng hộ. Để có được kết quả trên, LĐLĐ TP Hạ Long đã mất 10 tháng với 4 hội nghị thương lượng, thỏa thuận. Sau 1 năm thực hiện thỏa ước nhóm, có thêm 8 DN mới tham gia, nâng tổng số đơn vị ký kết lên 28. Số NLĐ được hưởng lợi từ các chế độ do thỏa ước mang lại tăng từ 3.600 lên 4.500 người. "Ngoài việc chọn lựa thời điểm thích hợp để đi đến thống nhất các nội dung thương lượng trong thỏa ước giữa các bên, vấn đề cốt lõi là sự kiên trì, không được bỏ cuộc" - ông Nguyễn Việt Bắc, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hạ Long, nói.

"Việc ký thỏa ước nhóm đang là xu thế chung và được thực hiện ở rất nhiều địa phương, giúp các DN cùng ngành nghề liên kết chặt chẽ trong việc chăm lo đời sống NLĐ, qua đó tạo mặt sàn ưu đãi chung, hạn chế dịch chuyển lao động, khuyến khích lao động nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc".

Ông NGỌ DUY HIỂU (Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo