xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạo cơ hội để người lao động học nghề

Bài và ảnh: QUANG TÁM

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn có cơ sở vật chất khá lạc hậu, còn nhiều hạn chế trong quản trị

Ngày 18-3, tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức hội nghị "Đánh giá kết quả hoạt động năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn".

Tỉ lệ học sinh, sinh viên có việc làm khá cao

Theo báo cáo, năm 2021 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của tổ chức Công đoàn đã tổ chức đào tạo nghề cho trên 30.000 người lao động (NLĐ) có tay nghề, góp phần xây dựng giai cấp công nhân (CN) đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cụ thể, tổng số học sinh (HS), sinh viên (SV) tốt nghiệp là 67.780 người, trong đó tốt nghiệp học nghề là 24.202 người, cao đẳng nghề 496 người, trung cấp nghề 3.746 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 19.698 người. Các cơ sở GDNN đã liên kết với các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh để HS, SV cao đẳng và trung cấp thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập, hầu hết các em học các nghề kỹ thuật, có kỹ năng tay nghề và yêu thích nghề đều được các DN nhận vào làm việc sau khi tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, có 80%-85% HS, SV có việc làm tại các DN vừa và nhỏ hoặc ở các DN trong KCX-KCN với thu nhập bình quân 5-7 triệu đồng/người/tháng.

Theo đánh giá của Tổng LĐLĐ Việt Nam, 2021 là một năm thách thức, khó khăn với đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát và lây lan trên diện rộng; bên cạnh đó là tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai diễn ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, trong đó có các cơ sở GDNN của tổ chức Công đoàn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh và đào tạo nghề cho NLĐ. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các DN phải dừng sản xuất, không tiếp nhận HS, SV thực tập, gây khó khăn việc thực tập thực tế và thực tập tốt nghiệp nên các cơ sở GDNN phải kéo dài thời gian đào tạo. Mặt khác, nhiều trường ĐH tuyển sinh hệ CĐ-ĐH với điểm sàn rất thấp, thời gian tuyển sinh kéo dài, còn các DN sử dụng lao động phổ thông chưa qua đào tạo hoặc chỉ tự đào tạo ngắn hạn dẫn đến khó khăn trong việc tuyển sinh. Các cơ sở GDNN của tổ chức Công đoàn có cơ sở vật chất khá lạc hậu, còn nhiều hạn chế trong quản trị.

Tạo cơ hội để người lao động học nghề - Ảnh 1.

Học sinh Trường Trung cấp nghề số 10 đóng tại TP Huế làm bài tốt nghiệp khóa học

Đa dạng hình thức đào tạo

Tại hội nghị, các cơ sở GDNN đã nêu ra những ý kiến đóng góp, những khó khăn, vướng mắc như hạn chế của chất lượng cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; những thắc mắc khi hướng tới tự chủ tài chính về chi hoạt động thường xuyên.

Tiếp thu ý kiến của các đơn vị, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các cơ sở GDNN cần tập trung nâng cao năng lực đào tạo hướng tới tự chủ tài chính về chi hoạt động thường xuyên; tích cực phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo nghề cho NLĐ. Nội dung đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của DN, cùng với việc phân tích, đánh giá nhu cầu việc làm của các ngành nghề kinh tế quốc dân, trong đó tập trung vào đào tạo kỹ năng nghề, kỹ năng làm việc nhóm, ý thức, tác phong công nghiệp, trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ, công nghệ. Đồng thời phải đa dạng hóa các phương thức, hình thức đào tạo như đào tạo thường xuyên, chuyên sâu, đào tạo cập nhật, đào tạo lại; đào tạo tại DN; đào tạo ở nước ngoài, tạo cơ hội để NLĐ thuận lợi trong việc tham gia học nghề.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đánh giá dù gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covd-19 nhưng những kết quả mà các cơ sở GDNN của tổ chức Công đoàn đạt được trong năm qua là rất đáng ghi nhận. Trong năm 2022, các đơn vị cần tiếp tục thực hiện phương án 473/PA-TLĐ ngày 25-5-2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc sắp xếp và tổ chức lại các cơ sở GDNN của tổ chức Công đoàn để phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 của Chính phủ; số hóa các chương trình đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề cho cơ sở GDNN bảo đảm cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề theo quy định cho việc dạy các nghề trọng điểm quốc gia; phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên dạy nghề bảo đảm số lượng biên chế cơ hữu theo quy định.

"Khi các cơ sở GDNN chuyển sang cơ chế tự chủ thì sẽ phải hoạt động như một DN nên đòi hỏi rất cao tính năng động, chủ động, sáng tạo và linh hoạt. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên của các trường phải trực tiếp đi tiếp cận cơ sở, xây dựng các quan hệ với đối tác để có thêm các điều kiện về các nguồn lực nhằm giúp cho sự phát triển của nhà trường" - ông Hiểu lưu ý. 

Hoàn thiện 3 đề án trong năm 2022

Hoàn thiện phương án hợp nhất Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Nghiệp vụ Tôn Đức Thắng với Trung cấp Công đoàn TP HCM thành Trường Trung cấp GDNN TP HCM. Hoàn thiện đề án thành lập thành Trung tâm GDNN Công đoàn Vũng Tàu trên cơ sở giải thể Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Công đoàn Vũng Tàu. Hoàn thiện phương án giải thể Trung tâm GDNN Công đoàn Hòa Bình, Trung tâm Giới thiệu Việc làm và Dạy nghề Công đoàn Hải Phòng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo