xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét thấu đáo

Bài và ảnh: VĂN DUẨN

Mức và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét đến các yếu tố: đối tượng, lĩnh vực ngành nghề và cần được thiết kế linh hoạt hơn

Sáng 9-9, tại Hà Nội, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 7 (khóa XII) đã diễn ra dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đình Khang cho biết hội nghị lần này tập trung bàn về 10 nội dung thuộc thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch, trong đó tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính. Các nội dung chuẩn bị cho hội nghị lần này rất quan trọng, tác động đến việc triển khai chủ trương, nghị quyết, chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ). Đặc biệt là các nội dung liên quan đến xây dựng Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và Luật Công đoàn (sửa đổi).

Lao động trực tiếp không muốn tăng tuổi hưu

Thay mặt Thường trực Đoàn Chủ tịch, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - trình bày báo cáo một số vấn đề lớn trong Bộ Luật Lao động sửa đổi (lần 3) để các ủy viên Đoàn Chủ tịch đóng góp ý kiến.

Về tăng tuổi nghỉ hưu, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện nay xu hướng tăng tuổi nghỉ hưu cơ bản diễn ra ở các nước thiếu lao động, trong khi Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tình hình thiếu việc làm và thất nghiệp ở mức 2%/năm, tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi 1,46%, mỗi năm trung bình có khoảng 1,2 triệu người bước vào thị trường lao động. Việt Nam cũng đồng thời bước vào thời kỳ già hóa dân số, việc quy định tuổi nghỉ hưu phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng, phải tính toán đến nhu cầu có việc làm của lực lượng lao động trẻ (trong bối cảnh nước ta giảm biên chế) và nguyện vọng của một bộ phận NLĐ lớn tuổi không còn muốn tiếp tục làm việc. Nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là những DN sử dụng nguồn nhân công trực tiếp, không muốn sử dụng lao động lớn tuổi cho những công việc trực tiếp sản xuất (hiện nhiều DN tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều công nhân từ 35-45 tuổi) do độ tuổi càng lớn thì sức khỏe, độ nhanh nhạy, kỹ năng làm việc của NLĐ càng giảm, trong khi phải trả lương cao vì thâm niên làm việc.

Tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét thấu đáo - Ảnh 1.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại hội nghị ngày 9-9

Theo các đại biểu, tuy tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng cao nhưng thực tế sức khỏe của người dân chưa tốt. Trung bình một người cao tuổi mắc 3 bệnh và phải chịu gánh nặng bệnh tật kép. Nữ giới sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm, trong khi tính chất công việc, môi trường làm việc, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động chậm được cải thiện.

Ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam và ông Trần Quang Huy, Chủ tịch Công đoàn Công Thương, đều cho rằng phần lớn NLĐ trực tiếp không muốn tăng tuổi nghỉ hưu nên ban soạn thảo cần phải tính toán cho phù hợp. "Tăng tuổi nghỉ hưu thì chỉ những người làm công tác quản lý mới muốn tăng; còn các giáo viên, đặc biệt ở khối mầm non thì không ai muốn. Có cô giáo mầm non bảo: "Tôi 52 tuổi là không múa, không hát được nữa rồi, tăng tuổi hưu thì làm việc ra sao?". Do đó phải tính đến yếu tố nghề nghiệp" - ông Đức góp ý. Tổng LĐLĐ Việt Nam đồng ý với việc xem xét để tăng tuổi nghỉ hưu trong lần sửa đổi Bộ Luật Lao động lần này theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về cải cách chính sách BHXH. Tuy nhiên, mức và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét đến các yếu tố: đối tượng, lĩnh vực ngành nghề và cần được thiết kế linh hoạt hơn. Theo đó, cần cân nhắc đến các đối tượng là công nhân, lao động trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù như giáo viên mầm non, tiểu học, người làm trong lĩnh vực nghệ thuật. Đối với những đối tượng này, phải đánh giá tác động và tiếp tục lắng nghe ý kiến trực tiếp từ họ; giao Chính phủ quy định chi tiết theo hướng xem xét để không tăng hoặc có lộ trình tăng chậm hơn và có các chính sách hỗ trợ linh hoạt, không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động. "Đối với NLĐ bị suy giảm sức khỏe, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có quyền nghỉ hưu sớm hơn đến 10 năm so với quy định" - ông Hiểu cho hay.

Phải giảm giờ làm cho NLĐ

Về thời giờ làm việc bình thường, Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, bảo đảm tăng năng suất lao động, phù hợp với điều kiện của DN nhưng duy trì được sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động cũng như có thời gian để NLĐ chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội.

Hiện nay, với quy định thời giờ làm việc bình thường của NLĐ là 48 giờ/tuần, số giờ làm việc của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Trong lúc đó, từ năm 1999, Việt Nam đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần trong các cơ quan nhà nước. Đến nay, sau 20 năm, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng quy định thời giờ làm việc 40 giờ/tuần vẫn chỉ được thực hiện đối với công chức, viên chức, NLĐ trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Trong nhiều năm, quy định này đã tạo ra khoảng cách và sự phân biệt khá lớn giữa người làm công ăn lương trong khu vực nhà nước và NLĐ khu vực ngoài nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng trong lực lượng lao động.

Cùng với việc mở rộng khung thỏa thuận về thời giờ làm thêm tối đa, việc giảm thời gian làm việc bình thường nhằm bảo đảm hài hòa với các yếu tố sức khỏe, góp phần tăng thu nhập, việc làm cho NLĐ. Về phía DN, điều này cũng tạo động lực để DN cải tiến trang thiết bị, đổi mới quản trị DN, nâng cao năng suất lao động. Từ thực tế này, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị ban soạn thảo xem xét để giảm thời giờ làm việc bình thường từ "không quá 48 giờ trong một tuần" xuống "không quá 44 giờ trong một tuần" và đưa vào dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) để Quốc hội thảo luận và biểu quyết.

Đề nghị NLĐ được nghỉ 2 ngày dịp Tết dương lịch

Thường trực Đoàn Chủ tịch cũng đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét cân nhắc đề xuất bổ sung thêm một hoặc một số ngày nghỉ trong năm cho NLĐ. Bởi hiện nay, số ngày nghỉ lễ, Tết của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và khu vực.

"Việc tăng thêm một ngày nghỉ lễ giúp cho NLĐ có thêm một ngày nghỉ trong năm để được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa có thêm thời gian chăm lo gia đình và góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển. Theo đó, đề nghị bổ sung một ngày nghỉ Tết dương lịch cho NLĐ từ 1 ngày theo quy định hiện hành lên 2 ngày" - ông Ngọ Duy Hiểu cho hay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo