07/02/2023 09:30

Tăng lương cơ sở, lương hưu sẽ thay đổi ra sao?

(NLĐO) - Từ ngày 1-7-2023, lương cơ sở sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Vậy khi tăng lương cơ sở, lương hưu sẽ thay đổi thế nào?

Từ ngày 1-7-2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Nhiều người lao động quan tâm, nếu lương cơ sở tăng thì lương hưu sẽ thay đổi như nào?

Theo Luật sư Đặng Anh Đức, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, mức hưởng lương hưu của người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được tính toán dựa trên thời gian đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Tại Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau:

- Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1-1-2016.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1-1-2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định sau đây:

Tăng lương cơ sở, lương hưu sẽ thay đổi ra sao? - Ảnh 1.

Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, đối với nhóm đối tượng người lao động tham gia BHXH trước ngày 1-1-2016, mức hưởng lương hưu được căn cứ vào mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Trong trường hợp lương cơ sở tăng, mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng theo.

Ngoài ra, theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có rất nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính theo lương cơ sở. Do vậy, khi lương cơ sở tăng, loạt trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất cũng được điều chỉnh tăng.

- Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

- Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở…

Do đó, trong trường hợp mức lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng thành 1,8 triệu đồng/tháng thì các khoản trợ cấp nêu trên sẽ cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo tỷ lệ tương ứng dựa theo quy định pháp luật.

A.Khánh

Tin liên quan

Viết bình luận

Hà Nội: Thanh tra 20 doanh nghiệp chậm đóng BHXH
3 phút trước 548 1k
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội vừa phối hợp với BHXH thành phố, Công an TP Hà Nội công bố quyết định thanh tra 20 doanh nghiệp chậm đóng BHXH. Thời gian thanh tra bắt đầu từ ngày 21-3 đến hết ngày 29-3.
Tuổi nghỉ hưu bao nhiêu là phù hợp?
25/3/2023 548 1k
(NLĐO) – Theo bạn đọc Báo Người Lao Động, nên căn cứ vào số năm đóng bảo hiểm để trả lương hưu, thay vì căn cứ vào tuổi nghỉ hưu.
Cách thức tham gia BHXH tự nguyện
25/3/2023 548 1k
PHAN THỊ THẢO (tỉnh Đồng Nai) hỏi: Năm nay tôi 32 tuổi, là lao động tự do, thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng. Tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện thì làm cách nào, hằng tháng sẽ đóng bao nhiêu, trong bao lâu?"
Ra nước ngoài làm việc
25/3/2023 548 1k
Thị trường trong nước được dự báo khó khăn, nhiều lao động chuyển hướng sang xuất khẩu lao động để tìm kiếm cơ hội mới
Lần đầu tiên có sàn giao dịch việc làm trực tuyến toàn quốc

Lần đầu tiên có sàn giao dịch việc làm trực tuyến toàn quốc

Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết đang triển khai thí điểm hệ thống quản lý điều hành sàn giao dịch việc làm trực tuyến kết nối các tỉnh, thành cả nước.