xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sướng và khổ

Dương Bội Ngọc

Đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, đào tạo nghề cho người lao động sẽ “khỏe” hơn nhiều so với xài máy móc lạc hậu, sử dụng lao động giá rẻ...

Chiều 15-2, dẫn chúng tôi đi xem một vòng nhà xưởng, ông Đ. N.Th - giám đốc một doanh nghiệp tại KCN Tân Bình, TP HCM - vui vẻ nói: “Mọi thứ đã chuẩn bị đâu vào đó, sáng mai là nổ máy, khởi động năm mới. Các bộ phận báo cáo công nhân (CN) đã có mặt đông đủ”. Ông Th. kể 5 năm trở lại đây, ông không phải lo lắng thiếu hụt lao động, mà dẫu có thiếu thì cũng sẽ nhanh chóng được bổ sung từ nguồn lao động dồi dào ở quê ông (một tỉnh miền Tây) và quê vợ (ở Thừa Thiên - Huế).

Chú trọng chất lượng lao động

“Giám đốc rất dễ tính nhưng nghiêm lắm, đã làm việc thì phải làm đàng hoàng, lơ mơ ông cho nghỉ liền. Có lần quản đốc một phân xưởng là em bà con bạn dì ruột với ông say xỉn khi làm việc, ông kỷ luật cho xuống làm CN trực tiếp sản xuất” - Nguyễn Văn Nam, CN xưởng chế tác nữ trang, nói. Nam là người cùng quê với giám đốc, làm việc ở công ty được 3 năm. Anh kể: “Lần đó giám đốc về quê ăn Tết, tình cờ tôi ghé chơi, biết tôi chưa có việc làm ổn định, ông hỏi có muốn làm việc ở công ty không, tôi đồng ý liền vì ở quê ai cũng biết tiếng công ty làm ăn phát đạt, giám đốc rất quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên ở quê mình”.


Đầu tư máy móc hiện đại, nâng cao tay nghề cho người lao động để cạnh tranh, hội nhập. Ảnh: THANH NGA

Đầu tư máy móc hiện đại, nâng cao tay nghề cho người lao động để cạnh tranh, hội nhập. Ảnh: THANH NGA

Trong số gần 400 lao động của công ty thì có đến 80% là đồng hương của giám đốc Th. và vợ ông. Tôi thắc mắc: “Tuyển anh em, bà con vô làm việc thì có gặp trở ngại gì không? Thông thường nếu có quen biết với giám đốc, nhân viên sẽ ỷ lại, rất khó làm việc tốt...”. Vị giám đốc lắc đầu và cho biết quan hệ bà con lối xóm chỉ là điều kiện ban đầu để 2 bên quen biết, hợp tác với nhau, điều quan trọng nhất vẫn là bản thân mỗi người lao động phải ý thức được trách nhiệm của mình. “Tôi đem người quen vào công ty, dạy họ học nghề trong 6 tháng, sau đó thi tuyển, nếu ai đạt yêu cầu thì được chính thức nhận vào; ai không đạt thì tiếp tục đào tạo nếu họ muốn học hoặc cho nghỉ nếu họ thấy không yêu thích công việc. Tôi chủ trương đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đào tạo nghề cho người lao động chứ không xài máy móc lạc hậu, sử dụng lao động giá rẻ” - giám đốc Th. nói.

Nói về lý do người lao động gắn bó, ông Th. cho biết cốt yếu vẫn là cách đối đãi, chăm lo. Ngoài việc thực hiện đầy đủ chế độ chính sách theo quy định của nhà nước, công ty còn có nhiều chính sách chăm lo khác như hỗ trợ xây nhà cửa, mua xe cộ, cho mượn tiền đóng học phí cho con hoặc chữa bệnh, ngày lễ Tết công ty đều gửi quà cho CN mang về biếu người thân ở quê... Tiếng lành đồn xa nên ai cũng muốn cho con em vào học nghề và làm việc “ở công ty ông Th.”. “Tôi định cư ở nước ngoài gần 20 năm, khi trở về nước làm ăn, tôi chỉ mong muốn được đóng góp chút ít cho quê hương mà cụ thể là cho bà con chòm xóm ở quê tôi. Tôi muốn cuộc sống của mình khá thì người thân quen cũng khá lên thì xã hội mới tốt đẹp” - ông Th. tâm sự.

Càng đông lao động càng mệt

Cũng là chuyện lao động ngày đầu năm nhưng giám đốc nhân sự một công ty may mặcKhu Công nghiệp Tân Đức (tỉnh Long An) lại than thở: “Tới ngày 20-2 mà CN vẫn phập phù, có phân xưởng chỉ vào loe ngoe mấy mạng”.

Ông kể để đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, công ty mở rộng sản xuất, ồ ạt tuyển thêm CN. Ban đầu, mọi việc cũng suôn sẻ nhưng khoảng 1 năm trở lại đây lại phát sinh nhiều rắc rối. Thoạt đầu là việc một khách hàng lớn ở nước ngoài từ chối hợp tác vì sản phẩm của công ty không đạt yêu cầu. Tiếp theo đó, một số đối tác gặp khó khăn nên chậm thanh toán kéo theo hàng loạt khó khăn khác.

“Do tuyển ồ ạt nên chất lượng nguồn nhân lực kém, kéo theo năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cũng thấp. Với tình hình này, công ty không thể trả lương cao cho người lao động nên họ bỏ sang nơi khác hoặc lên TP HCM. Công ty cũng có chính sách khen thưởng công nhân rủ rê được lao động ở cùng quê vào làm việc nhưng cũng chẳng có hiệu quả mấy vì người ta chê lương thấp” - vị giám đốc nhân sự than thở.

 

Chi phí cao, tính cạnh tranh kém

Bà Lê Thị Thanh Nga, Giám đốc Công ty Cung ứng nguồn nhân lực Thế Giới Phẳng, nhận định hội nhập càng sâu thì các ngành nghề thâm dụng lao động như dệt may, da giày... càng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề lao động. Bà Thanh Nga nói: “Hội nhập với nhiều tiêu chuẩn lao động khắt khe nhưng bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện nếu muốn sản phẩm của mình tiêu thụ được trên thị trường toàn cầu. Song, nghịch lý là khi doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động thì chi phí sẽ cao, kéo theo giá thành sản phẩm cao, tính cạnh tranh kém đi. Do vậy, dù muộn thì cũng còn hơn là không thay đổi tư duy về ngành nghề đầu tư”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo