xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ông Bảy Lòng vì người nghèo

Bài và ảnh: Huỳnh Nga

Nhiều năm qua, ông luôn giúp đỡ, giải quyết việc làm, hỗ trợ người nghèo có cuộc sống ổn định

Khi những bánh hủ tiếu ra lò, chị Đỗ Thị Lý, ở số 162/1 ấp Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn - TPHCM, đặt bánh vào vỉ để đem đi phơi. Tất bật phụ việc cho cơ sở sản xuất hủ tiếu nhưng chị Lý rất vui vì giờ đây chị đã làm được nhiều việc.
“Tôi đã khỏe hẳn, ăn uống không còn khó khăn như trước. Nhờ có bảo hiểm của chú Bảy mua cho mà tôi đã lấy lại được sức khỏe”. Chú Bảy mà chị Lý nhắc đến là ông Huỳnh Văn Lòng ở ấp Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn - TPHCM.

“Chú Bảy nghĩa tình”

Cách đây hơn 2 năm, chị Lý bị nổi bướu trong vòm miệng. Vốn làm thuê kiếm sống qua ngày nên chị không có tiền để phẫu thuật, suốt thời gian dài phải chịu đau đớn. Chị Lý cảm kích: “Thấy hoàn cảnh tôi khó khăn, chú Bảy đã mua bảo hiểm y tế cho. Nhờ có bảo hiểm, tôi được Bệnh viện Ung Bướu mổ với chi phí phải trả thêm chưa tới 1 triệu đồng. Giờ tôi đã khỏe”.

Chị Lý là một trong gần 100 người dân nghèo của ấp Thới Tây 2 được ông Bảy Lòng hỗ trợ bảo hiểm y tế. Cũng từ những thẻ bảo hiểm y tế của ông, nhiều bà con nghèo đã được chăm sóc sức khỏe, không còn phải sống chung với bệnh tật.
img
Ông Huỳnh Văn Lòng đang hướng dẫn cho công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất
Ngoài bảo hiểm, ông còn hỗ trợ tiền để giúp đỡ người nghèo mưu sinh. Đưa chúng tôi tham quan lò sản xuất hủ tiếu, ông Trương Văn Ê, ở xã Tân Hiệp, cho biết: “Nhờ số tiền 3 triệu đồng của chú Bảy hỗ trợ mà gia đình tôi có cuộc sống ổn định hơn. Nếu không, tôi vẫn còn vất vả với nghề làm thợ hồ mà thu nhập lại không ổn định”.

Người dân ở ấp Thới Tây 2 thường gọi ông bằng cái tên “chú Bảy nghĩa tình” bởi ông không chỉ giúp bà con nghèo có cuộc sống ấm no mà còn hỗ trợ để họ được an toàn về sức khỏe. Trong những lần trao thẻ bảo hiểm y tế cho bà con nghèo, ông thường nói vui: “Thật lòng tôi không muốn bà con sử dụng thẻ này vì một khi sử dụng thẻ tức là bà con bị đau ốm, bệnh hoạn, không đủ sức khỏe để làm ăn”.

Đồng cảm với người nghèo

Cơ sở sản xuất mộc gia dụng, trang trí nội thất của ông Bảy Lòng nằm ở số 156/6A ấp Thới Tây 2, xã Tân Hiệp. Tôi bắt gặp ở đây hình ảnh một ông chủ đã gần 70 tuổi luôn vui vẻ, tận tâm hướng dẫn cho công nhân.
Ông cười hóm hỉnh khi nói về cơ duyên đến với nghề. Sinh ra và lớn lên ở huyện Hóc Môn – TPHCM, từng làm nhiều nghề nhưng cuối cùng ông trụ lại với nghề mộc gia dụng và trồng lan. “Do tôi thấy đó là nghề phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP khi đất đai dần bị thu hẹp”- ông nói.

Đưa tôi tham quan vườn lan, ông chỉ tay qua lô đất cạnh bên nhà, trước đây thuộc sở hữu của mình giờ đã được chuyển nhượng cho người khác. Ông tâm sự: “Ai đã từng khổ cực mới thấu hiểu được cái khổ của người nghèo. Tôi cũng vậy. Có những lúc trong nhà không có tiền mua thuốc khi con bệnh, tôi càng thấm thía cái nghèo, sự đói khổ nên nguyện sẽ gắng hết sức làm việc để đưa gia đình thoát nghèo”. Ông buôn bán, sản xuất, trồng lan, nuôi heo... và cuối cùng trụ lại với nghề sản xuất đồ gỗ. Khi kinh tế gia đình khấm khá, một trong những điều ông nghĩ đến nhiều là hỗ trợ lại cho người nghèo.

Lý do khiến ông nảy sinh ý định mua bảo hiểm cho người nghèo cách đây hơn 3 năm xuất phát từ những lần ông nuôi vợ ở bệnh viện. Bà Nguyễn Thị Minh, vợ ông, nhớ lại: “Trong lúc nuôi tôi ở bệnh viện, thấy những hoàn cảnh khó khăn không đủ tiền trả viện phí, ông ấy rất thương cảm. Nhiều đêm trong bệnh viện, tôi thấy ông ấy không ngủ được. Khi xuất viện về nhà, ông bàn với tôi, ngoài việc giúp đỡ người nghèo tiền và gạo, sẽ mua thêm cho họ thẻ bảo hiểm y tế để họ an tâm về sức khỏe” .

Giúp đỡ chân tình

Ngoài xã hội, ông Bảy luôn hết lòng vì người nghèo; trong doanh nghiệp, ông lại là ông chủ hết lòng với công nhân. Hiện cơ sở của ông đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn 40 lao động với thu nhập từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng/tháng. Những lao động mà ông nhận vào làm đều là những người nghèo, khó khăn, không có nghề nghiệp ổn định.

Chị Nguyễn Thị Linh ở 160/2 ấp Thới Tây 2 trước đây nghề nghiệp không ổn định. Cách đây 5 năm, chị được cơ sở ông nhận vào làm việc. Hiện mức lương của chị gần 4 triệu đồng/tháng.
“Nhờ vậy mà tôi đã có cuộc sống ổn định. Không riêng tôi mà những ngày đầu mới vào làm việc, thấy gia đình tôi khó khăn, ba làm thợ hồ, mẹ không có việc làm, chú Bảy đã hỗ trợ 3 triệu đồng để mẹ tôi mở quán cà phê, kiếm thêm thu nhập”. Không riêng gì chị Linh mà ở xã Tân Hiệp, rất nhiều người đã được ông giúp đỡ một cách chân tình như vậy.

Người nông dân tiêu biểu của TPHCM

Với những việc làm nhân nghĩa ấy, ông Huỳnh Văn Lòng đã vinh dự được nhận bằng khen của UBND TP năm 2008; bằng khen của UBND TP năm 2010 về thi đua yêu nước; huy chương Vì giai cấp nông dân Việt Nam của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và 2 bằng khen của Ủy ban MTTQ TPHCM. Mới đây, ông vinh dự đón nhận danh hiệu “Người nông dân tiêu biểu TPHCM” lần 3.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo