xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ồ ạt rút BHXH một lần: Hãy thử xuống làm công nhân một ngày

An Khánh ẢNH: HUỲNH NHƯ

(NLĐO) - Theo nhiều bạn đọc Báo Người Lao Động, giảm năm đóng bảo hiểm nhưng lại tăng tuổi hưởng lương hưu thì chẳng có nghĩa lý gì. Khi thất nghiệp, người lao động chờ lâu quá đương nhiên họ sẽ rút bảo hiểm xã hội một lần.

Liên quan đến các bài viết về tình trạng ồ ạt nhận BHXH một lần trên Báo NLĐO, nhiều bạn đọc đã gởi lời cảm ơn đến Báo Người Lao Động vì đã nói lên tiếng nói chính đáng của người lao động, truyền tải được tâm tư, nguyện vọng của đại đa số nhân dân lao động. Số đông bạn đọc hy vọng Quốc hội, Chính phủ lắng nghe, chấn chỉnh và cải cách quản lý theo hướng lợi cả đôi bên.

Theo bạn đọc Trần Bá, tình trạng ồ ạt rút BHXH một lần đang xảy ra rộng khắp nhưng cơ quan BHXH chỉ tuyên truyền lợi ích của người tham gia mà chưa lắng nghe ý kiến của họ để có những kiến nghị thay đổi theo hướng có lợi hơn. Tham gia BHXH giữa người lao động và cơ quan quản lý cũng như nhiều loại hình bảo hiểm khác phải hiểu rằng tại thời điểm hai bên ký kết thực hiện hợp đồng bảo hiểm, thì các điều khoản đó phải thực hiện cho đến khi hai bên kết thúc hợp đồng. Nhưng thực tế người lao động tham gia BHXH thì các chế độ chính sách không ổn định lâu dài, khi mà việc điều chỉnh chính sách đều theo hướng giảm quyền lợi thụ hưởng của người lao động, chưa có điều chỉnh nào có lợi hơn cho người lao động. 

Cũng theo bạn đọc này, cơ quan bảo hiểm không nên thấy người lao động thanh toán BHXH một lần mà bảo họ dại, không nghĩ về tương lai. Tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, công ty cổ phần là tình trạng nợ lương, nợ BHXH, nợ BHYT, người lao động còn không lo được trước mắt thì sao nghĩ được tương lai. "Phải thay đổi chính sách thế nào để họ không muốn rút, kể cả những đề xuất trong thời gian tới là việc giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm và thấp hơn. Nhưng vấn đề người lao động nhận thấy không phải là số năm đóng BHXH mà là tuổi nghỉ hưu quá cao, cách tính lương hưu giảm nhiều. Hy vọng trong thời gian tới BHXH cần có thay đổi để xây dựng niềm tin của người lao động trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội" – bạn đọc Trần Bá viết.

Ồ ạt rút BHXH một lần: Hãy thử xuống làm công nhân một ngày - Ảnh 1.

Thu nhập bấp bênh khiến nhiều công nhân làm thêm mới đủ sống

Bạn đọc Nguyễn Mười đề nghị: "Các cơ quan biên soạn Luật nên tham khảo các nước xung quanh, có trình độ kinh tế xã hội ngang với Việt Nam mình, xem người ta thu bao nhiêu % lương, tuổi nghỉ hưu, cách quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, ... đồng thời các nhà báo cũng cần có những bài báo tương tự để người dân nắm rõ, yên tâm đóng và hưởng theo chính sách".

Theo một bạn đọc tên Việt, giảm năm đóng bảo hiểm nhưng lại tăng tuổi hưởng lương hưu thì chẳng có nghĩa lý gì. Khi thất nghiệp, người lao động đương nhiên họ sẽ rút bảo hiểm xã hội một lần. Đồng quan điểm, ban đọc Lê Lựu bày tỏ: "Làm công chức viên chức thì tuổi nghỉ hưu càng cao càng tốt bởi có thêm kinh nghiệm, còn người lao động thì chỉ rút ngắn tuổi nghỉ hưu càng thấp càng tốt mới thích ứng với thị trường lao động". Một bạn đọc tên Thanh đặt câu hỏi: " Tuổi nghỉ hưu cao thế này liệu có cơ hội hưởng không vì rất nhiều người chuẩn bị về hưu là vô vàn bệnh tật? Tôi cũng như nhiều người rất mong muốn để tuổi nghỉ hưu như cũ: nam 60, nữ 55 tuổi là vừa sức. Phụ nữ tuổi 50 trở đi là trí tuệ và mắt cực kỳ kém thì làm việc ngày càng không đảm bảo, đặc biệt những công việc về trí óc bởi giờ đều làm việc bằng công nghệ thông tin là chính".

Ồ ạt rút BHXH một lần: Hãy thử xuống làm công nhân một ngày - Ảnh 2.

Đời sống khó khăn khiến công nhân phải dè sẻn chi tiêu

Một bạn đọc tên Phú góp ý thêm: "Người tham gia BHXH đóng theo năng lực và ngành nghề, miễn sao quá trình đóng đủ 20 năm, bởi các ngành nghề hiện có sự đào thải cao và sức khỏe, năng lực của người lao động không đáp ứng với công việc. Đồng quan điểm, bạn đọc tên Chí Tài cũng đề xuất tuổi nghỉ hưu nên tùy ngành nghề. Một bạn đọc tên Thanh khẳng định: "Cái NLĐ cần là giảm độ tuổi hưởng lương hưu, chứ giảm thời gian đóng bởi điều này không có ý nghĩa gì. Độ tuổi hưởng hiện tại là 60-62 tuổi. Xin lỗi nhé, chỉ phù hợp với người ngồi bàn giấy, công chức nhà nước, những người không lao động tay chân thôi, chứ như dân lao động chúng tôi thì chỉ ngoài 40 tuổi đã không đủ sức để đóng rồi".

Ở góc nhìn của người sử dụng lao động, bạn đọc Quý Nguyễn cũng đề nghị tuổi nghỉ hưu của NLĐ là nam 60, nữ 55 như quy định trước kia. Bạn đọc này cũng đề nghị xem lại cách tính lương hưu bằng mức bình quân lương với toàn bộ quá trình đóng. Tương tự, bạn đọc tên Thái góp ý thẳng thắn: "Không bàn nhiều, cứ như luật cũ mà thực hiện, nam 60 và nữ 55". Cùng góc nhìn, bạn đọc Trịnh Duy Tuyển cho rằng nên quy định số năm đóng, không nên quy định tuổi, vì 18 tuổi nhiều công nhân không học và đi làm luôn, nếu 60 tuổi nghỉ hưu thì có 42 năm tham gia. Đây là đại đa số công nhân nghèo.

Ồ ạt rút BHXH một lần: Hãy thử xuống làm công nhân một ngày - Ảnh 3.

Bữa ăn đạm bạc của một gia đình công nhân ở trọ

Theo bạn đọc Nguyễn Văn Trực, NLĐ rút BHXH một lần đa phần là lao động trẻ là do sự bất cập của luật BHXH. Do lấy trung bình toàn thời gian đóng nên người tham gia càng dài càng lỗ. Nay BHXH có ý định rút ngắn thời gian đóng (15 năm) thì NLĐ càng thích rút một lần hơn nữa. Họ rút một lần là thu hồi tiền của họ để làm những việc cần thiết, sau này họ vẫn còn đủ thời gian để tham gia lại và vẫn có thể hưởng được lương hưu nhưng mức có thể cao hơn và lợi hơn (giả sử nữ 15 năm tham gia được hưởng 45%, tính ra mỗi năm họ được hưởng 3% trong khi nếu tham gia dài hơn thì những năm sau chỉ được hưởng 2% chưa nói bình quan cả thời gian đóng sẽ thấp hơn). Do đó để hạn chế NLĐ rút một lần thì nên thiết kết luật sao cho đóng càng dài càng có lợi (luật hiện hành là đóng càng dài càng thiệt)

Chính sách phải sát sườn với cuộc sống người lao động

Theo nhiều bạn đọc, cơ quan soạn thảo nên khảo sát thực tế tại các KCN, KCX thay vì ngồi phòng lạnh mà tưởng tượng. Khảo sát xem NLĐ Việt nam độ tuổi 40, 50 là bao nhiêu người và có bao nhiêu % đang làm việc chính thức để có thể tiếp tục tham gia BHXH, bao nhiêu % phải sống lây lất bằng các công việc thời vụ xe ôm, bảo vệ, phụ hồ, bán vé số ....Từ đó mới đề xuất điều chỉnh chính sách BHXH một cách sát sườn với cuộc sống của NLĐ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo