xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗ lực giữ chân người lao động

MAI CHI

Tình trạng cắt giảm lao động xảy ra tại một số doanh nghiệp ở một số tỉnh, thành phố và tập trung ở các ngành nghề thâm dụng lao động

Khảo sát nhanh về tình hình lao động, việc làm của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ở 37 doanh nghiệp (DN) đóng trên địa bàn TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai (quy mô từ 1.000-50.000 lao động, hoạt động trong lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ…) đang sử dụng hơn 208.000 lao động cho thấy: 40,5% DN có cắt giảm lao động, 45,9% DN giữ nguyên và chỉ có 13,5% DN cần tuyển dụng thêm lao động. Bên cạnh đó, có 54,1% DN đang phải giảm giờ làm của người lao động (NLĐ). Về tình hình sản xuất kinh doanh sắp tới, có 68% DN dự đoán đơn hàng sẽ tiếp tục giảm, 9% DN thông tin đơn hàng tăng và 23% DN chưa biết.

Cắt giảm lao động chỉ là cục bộ

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết sau dịch, lượng đơn hàng trong lĩnh vực dệt may khá nhiều, nhưng từ giữa năm 2022 đột ngột có sự xoay chuyển theo hướng bất lợi cho DN. Một số DN bắt đầu xảy ra tình trạng thiếu đơn hàng, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ.

Tuy nhiên, theo bà Mai, tình trạng trên không xảy ra trên diện rộng mà chỉ ở một số DN, một số ngành. Đơn cử ở ngành sợi, nếu như DN sản xuất mặt hàng sợi lông cừu vẫn hoạt động tốt thì DN sản xuất sợi cotton gặp khó khăn. Trong khi đó ở lĩnh vực dệt may, một số DN sản xuất đồng phục hay đồ vest vẫn ổn định…

Nỗ lực giữ chân người lao động - Ảnh 1.

Gần 1.200 công nhân Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân, TP HCM) lâm vào cảnh thất nghiệp do doanh nghiệp không có đơn hàng Ảnh: HUỲNH NHƯ

Đại diện Hiệp hội Da giày Việt Nam cũng cho hay hiện nay các DN cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do khủng hoảng toàn cầu và tác động của dịch bệnh. Kết quả khảo sát nhanh của hiệp hội tại 30 DN cho thấy từ đầu năm đến nay có 30% DN không có việc làm, 100% DN giảm giờ làm của NLĐ, 20% DN thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) với NLĐ và 15% DN phải cho NLĐ nghỉ việc không hưởng lương. Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương cũng thông tin từ tháng 7 đến nay do gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường Âu, Mỹ, hầu hết DN đều phải giảm giờ làm hoặc giảm từ 10%-70% lao động.

Theo nhận định của ông Ngô Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tình trạng cắt giảm lao động không xảy ra trên diện rộng mà chỉ xảy ra ở một số địa phương. Đồng thời xảy ra cục bộ ở một số DN và tập trung ở các ngành nghề thâm dụng lao động như dệt may, da giày, gỗ, điện tử... "Trước diễn biến khó lường của tình hình kinh tế, chính trị thế giới và dịch bệnh, rất khó dự đoán được đây là giai đoạn đầu hay đỉnh điểm của tình trạng này" - ông Hoàng nói.

Không làm việc vẫn được hưởng lương

Năm 2021, do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều DN đã thực hiện cắt giảm lao động. Sau đó, khi hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi, DN đã rất vất vả trong việc tìm nguồn lao động bổ sung. Từ bài học đó, hiện nay dù gặp khó khăn, nhiều DN vẫn tin tưởng đơn hàng sẽ sớm hồi phục nên cố gắng xoay xở để giữ chân NLĐ.

Bà Đặng Hồng Liên, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP HCM), cho biết do đơn hàng sụt giảm nên công ty đã giảm giờ làm (5 ngày/tháng) với khoảng 18.000/52.000 lao động trong thời gian 3 tháng (từ tháng 12-2022 đến tháng 2-2023). Những ngày NLĐ không làm việc vẫn được công ty trả lương 180.000 đồng/ngày. "Với số lượng lao động đông, khoản chi phí DN bỏ ra không nhỏ nhưng công ty vẫn cố gắng để duy trì, đồng thời nỗ lực tìm giải pháp để sớm bổ sung nguồn hàng nhằm sớm ổn định sản xuất" - bà Liên nói.

Bà Hà Thị Diệu Hiền, phụ trách nhân sự Công ty TNHH Shyang Hung Cheng (tỉnh Bình Dương), cho hay DN bị giảm 50% đơn hàng nhưng vẫn cố gắng hạn chế cắt giảm lao động. Từ tháng 9-2022, công ty giảm giờ làm của NLĐ từ 1-2 ngày/tuần. Những ngày nghỉ, NLĐ vẫn được hưởng lương bằng mức lương tối thiểu vùng. Hiện tại, do quá khó khăn nên công ty buộc phải thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ từ 2-3 tháng với khoảng 1.000 lao động. "Khi tạm hoãn hợp đồng, NLĐ sẽ gặp khó khăn do không có thu nhập. Do vậy, rất cần có chính sách hỗ trợ từ nhà nước như các gói hỗ trợ trong đợt dịch để hỗ trợ NLĐ vượt khó" - bà Hiền đề xuất.

Ông Cao Duy Thái, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - BHXH, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, cho biết từ tháng 6-2022 đến nay các DN trên địa bàn tỉnh đã cắt giảm khoảng 30.000 lao động do gặp khó khăn về đơn hàng. Hiện nay nhiều DN sử dụng lượng lao động lớn cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng còn ngập ngừng đối với việc cắt giảm do muốn giữ chân NLĐ, chờ đơn hàng hồi phục. Nếu tình hình kéo dài hoặc diễn biến ngày càng xấu đi, DN buộc phải thực hiện tạm hoãn HĐLĐ thì nên xem xét giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ trong thời gian này. Cách làm này vừa giúp NLĐ có thu nhập trong thời gian chờ việc, giúp DN giữ chân NLĐ, đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách khi phát sinh thêm các gói hỗ trợ cho NLĐ.

Xem xét cho doanh nghiệp lùi thời gian đóng BHXH

Tại buổi tọa đàm ngày 2-12, các DN đã gửi nhiều kiến nghị đến các bộ, ngành, Chính phủ nhằm khắc phục tình trạng khó khăn hiện nay. Cụ thể, các DN kiến nghị Chính phủ có các gói hỗ trợ NLĐ, người sử dụng lao động tương tự như các chính sách đã thực hiện trong thời gian dịch COVID-19; hỗ trợ DN tìm kiếm đơn hàng; xem xét cho DN lùi thời gian đóng BHXH, giảm thuế, kinh phí Công đoàn. Bên cạnh đó, các DN cũng đề nghị được giãn nợ các khoản vay ngân hàng; được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để trả lương ngừng việc cho NLĐ; có hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện tạm hoãn HĐLĐ, cắt giảm lao động đối với DN không thể duy trì lực lượng lao động hiện hữu. Ngoài ra, cần triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề và kỹ năng cho NLĐ và thực hiện các chương trình chăm lo cho NLĐ trong dịp Tết sắp tới…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo