xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng "nhảy việc" theo trào lưu

Hoà Bình - Ảnh: Internet

(NLĐO) - Người đi làm ngày nay nhảy việc ngày một nhiều hơn, trở thành thói quen của đại đa số những người trẻ nói riêng và với người đi làm nói chung. “Xu hướng” này ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp.

Sẽ là một sự lãng phí không nhỏ khi doanh nghiệp mất một khoản chi phí nhất định dành cho đào tạo nguồn nhân lực, và nhân sự vừa "học việc" đủ thành thạo thì đã lại "nhảy việc".

Không hòa hợp với văn hóa nơi làm việc

Khi tìm hiểu về công việc và lúc phỏng vấn, nhân viên mới chưa có đủ kiến thức để xem xét chi tiết về những chính sách đãi ngộ cũng như văn hóa ứng xử ở nơi mình nộp hồ sơ tìm việc, chỉ đến khi bắt đầu công việc được một thời gian, trải nghiệm và nhận ra các chính sách đó không được như tưởng tượng của chính mình, thậm chí đối mặt với những bất công khó chấp nhận, khi đó mới "chợt" nhận ra rằng mình cần phải "nhảy việc". 

Đừng nhảy việc theo trào lưu - Ảnh 1.

Áp lực công việc và những đãi ngộ chưa tương xứng khiến nhân viên thất vọng (Ảnh minh hoạ)

Nhưng liệu bạn có đang bị trôi trong thói quen "đứng núi này trong núi nọ", luôn luôn so sánh để rồi cảm thấy những nơi làm việc khác đều tốt hơn chỗ mình đang làm về mọi mặt? Thực ra, bạn nên xác định ở bất cứ nơi làm việc nào cũng sẽ có những khó khăn không thể tránh khỏi. 

Thu nhập không tương xứng với giá trị cá nhân 

"Mỗi lần "nhảy việc" qua vị trí khác, mức lương sẽ được tăng lên đáng kể" là lý do chung và cũng là nguyên nhân chính khiến cho các nhân viên có xu hướng thích nhảy việc hơn ổn định ở một công ty. Bất cứ vị trí công tác nào cũng thường yêu cầu cao về trình độ và khả năng phát triển của từng cá nhân ở mỗi lĩnh vực, nhưng khả năng tăng lên một mức lương mới thì luôn hạn chế. Trong lúc nhân viên luôn đặt chuyện lương bổng là mối quan tâm hàng đầu, dẫn đến những mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người làm việc. 

Dám "nhảy việc" đồng nghĩa với nhân viên đó dám đặt ra cho mình một mục tiêu mới về mức lương. Nếu như nó có thể tương đồng với giá trị bản thân mỗi người khi lựa chọn công việc, tại sao không dũng cảm "đàm phán" về mức lương với chính đơn vị mình đang công tác và chỉ rời đi nếu không đạt được thoả thuận? 

Đừng nhảy việc theo trào lưu - Ảnh 2.

Tìm kiếm một công việc thách thức hơn

Không ít nhân viên có xu hướng "nhảy việc" vì công việc hiện tại nhàm chán và không phát triển được khả năng của bản thân. Đối với những nhân viên này, việc thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực là yếu tố đi đầu để họ tìm kiếm cho mình những môi trường làm việc mới cùng với tính chất công việc khác hoàn toàn so với những đầu việc họ đã từng làm. Những điều mới mẻ luôn kích thích sự tò mò và nhu cầu chinh phục của những nhân viên này, chính vì vậy họ thường có thói quen nhảy việc để được trải nghiệm ở nhiều môi trường và nhiều công việc khác nhau. 

Điều này sẽ gây một ảnh hưởng không nhỏ đối với các doanh nghiệp nằm trong các ngành lĩnh vực sản xuất cần sử dụng nhiều lao động cho những công việc bắt buộc phải tuân thủ chặt chẽ theo dây chuyền. 

Cơ hội để phát triển bản thân

Là những nhân viên có đóng góp khá nhiều cho cơ quan, tổ chức nhưng nếu nhân viên không thấy được những cơ hội để thăng tiến và phát triển bản thân ở một ví trí cao hơn thì cũng là lý do khiến nhân sự nản lòng và quyết định thử sức ở một vị trí khác hoặc nơi làm việc khác. Đối với những nhân viên giỏi, việc dậm chân tại chỗ là một bước lùi khá lớn trong sự nghiệp của họ, vì vậy họ luôn mong muốn có được một lộ trình thăng tiến cụ thể và phát triển năng lực cá nhân.

Đừng nhảy việc theo trào lưu - Ảnh 3.

Như số liệu mà tập đoàn Navigos Group đã công bố qua khảo sát "Thế hệ Y người Việt - Tham vọng sự nghiệp và khát vọng khởi nghiệp" thì có tới 69% ứng viên thế hệ Y (sinh từ năm 1980 đến 1996) cho rằng họ đang cân nhắc chuyển việc. 

Đối với một số nhân viên việc trải nghiệm môi trường làm việc mới với các công việc thử thách hơn sẽ khiến cho họ có thêm kinh nghiệm tích lũy ở nhiều khía cạnh. Bởi chính khi "nhảy việc" là lúc người nhân viên thường trở nên hăng hái hơn ở công việc mới, nhiệt tình đóng góp, lan toả năng lượng tích cực giúp cho công việc trở nên tốt hơn và suôn sẻ hơn. 

Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ mọi yếu tố, tìm cho mình những lý do chính đáng nhất rồi hãy "nhảy việc", bởi nếu chỉ đi theo "trào lưu", thiếu sự phân tích của lý trí, thì  "nhảy việc" hoàn toàn có thể dẫn tới lãng phí chi phí đào tạo của các đơn vị sử dụng lao động, quá vội vàng đánh mất cơ hội thăng tiến trong tương lai ngay tại nơi làm việc cũ và chưa chắc đã đưa nhân sự lên những tầm cao mới mà lại đẩy bạn rơi vào hẫng hụt, hoang mang khi không có mục đích cụ thể cho công việc của mình mà chỉ "nhảy việc" theo thói quen. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo