xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những bất lợi khi thường xuyên nhảy việc

Bài và ảnh: Nam Giang

Thường xuyên thay đổi công việc đang dần trở nên phổ biến hơn đối với lao động trẻ, những người luôn mong muốn được trải nghiệm nhiều hơn trên con đường sự nghiệp. Tuy nhiên, nhảy việc liên tục có thể tác động tiêu cực đến sự nghiệp của người lao động (NLĐ).

Việc chuyển đổi công việc tuy có một số lợi ích như tăng mức lương tiềm năng hoặc đa dạng hóa các kỹ năng (KN), NLĐ cũng nên nhận thức được các bất lợi sau đây của việc nhảy việc. Các nhà tuyển dụng luôn mong muốn có được những nhân viên có thể gắn bó lâu dài và nhiệt tình với các mục tiêu của công ty. Nếu nhảy việc quá thường xuyên, chắc chắn lòng trung thành của NLĐ có thể bị nghi ngờ. Ngoài ra, liên tục thôi việc khiến NLĐ không có đủ thời gian để đạt được bất kỳ thành tích đáng chú ý nào. Có nhiều kinh nghiệm làm việc trong hồ sơ ứng tuyển (CV) là điều tốt nhưng nếu có được bằng cách nhảy việc liên tục, nhất là chuyển đổi giữa nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau thì điều này sẽ gây bất lợi cho NLĐ khi ứng tuyển trong tương lai. Khi một nhà tuyển dụng thấy CV của NLĐ bao gồm nhiều kinh nghiệm và kiến thức về nhiều KN và công nghệ khác nhau, họ có thể bị ấn tượng lúc đầu. Theo phản xạ, NLĐ có thể được xem như là một người giỏi nhưng là "bậc thầy" trong một lĩnh vực nào đó thì không. Điều này trở nên bất lợi khi nhà tuyển dụng đang tìm kiếm các ứng viên với KN chuyên sâu đã được mài giũa trong thời gian dài.

Những bất lợi khi thường xuyên nhảy việc - Ảnh 1.

Doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu nhân sự trung thành và gắn bó dài lâu

Hãy tưởng tượng bạn là một nhà tuyển dụng, bạn sẽ đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho một người thay đổi công việc cứ sau 1 hoặc 2 năm? Chắc chắn sẽ là không! Nếu thay đổi công việc quá thường xuyên, NLĐ có thể được xem như là một người dễ bỏ cuộc. Kết quả là bạn có thể không nhận được các chương trình đào tạo, các khóa huấn luyện chuyên sâu, các phần thưởng hoặc cơ hội nghề nghiệp khác, những điều mà một nhân viên trung thành thường sẽ dễ dàng có được.

Mỗi công việc mới đòi hỏi NLĐ phải học hỏi và thích nghi với các hệ thống, quy trình xa lạ. Hơn nữa, NLĐ sẽ phải làm quen với văn hóa công ty mới và chứng tỏ mình là một nhân viên có giá trị mỗi khi chuyển việc. Việc xây dựng niềm tin và thể hiện KN của NLĐ cần có thời gian, nếu chuyển đổi công việc quá thường xuyên, NLĐ có thể bỏ lỡ các cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, thường được trao cho những nhân viên đã làm việc với công ty trong một thời gian dài hơn.

Để tiếp cận được một công việc mong muốn đòi hỏi NLĐ phải có một mạng lưới các mối quan hệ, cũng như người tham khảo tích cực. Do đó, thường xuyên rời khỏi các công ty, NLĐ sẽ làm hỏng các mối quan hệ công việc có giá trị hoặc không có đủ thời gian để phát triển các kết nối lâu dài. Vì vậy, NLĐ có thể gặp khó khăn khi nhờ các cấp quản lý viết cho bạn một lá thư giới thiệu có giá trị hoặc là người tham khảo hiệu quả và điều này sẽ làm giảm khả năng phát triển sự nghiệp của bạn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo