xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những bài học “xương máu”

Bài và ảnh: Mai Chi

Chỉ đến khi bị thiệt thòi quyền lợi, người lao động mới ý thức được việc phải hiểu biết và tuân thủ pháp luật lao động

“Ủa, sao kỳ vậy? Tôi đã ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) đâu mà bảo vi phạm hợp đồng? Công ty không ký HĐLĐ tức là vi phạm pháp luật, sao không phạt công ty mà lại bắt người lao động (NLĐ) chịu thiệt? Nếu công ty không trả hết lương thì cũng phải trả một nửa để tôi sinh sống chứ? Sao pháp luật không bảo vệ NLĐ nghèo khổ mà lại đi bảo vệ doanh nghiệp vậy?”. Đó là bức xúc của anh Phan Trường Thọ, công nhân (CN) công ty giày G.Đ (quận Thủ Đức, TP HCM), khi nhận được câu trả lời từ các cơ quan chức năng về khiếu nại của mình mới đây.

Nước đến chân mới nhảy

Theo trình bày của anh Thọ, ngày 7-3, do mẹ ở quê bị bệnh, anh nghỉ việc về thăm hơn một tháng nhưng không xin phép. Đến ngày 11-4, Thọ trở lại công ty nhận lương tháng 2 thì bị từ chối với lý do anh đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Bức xúc, anh Thọ cầu cứu các cơ quan chức năng địa phương nhưng kết quả vẫn không thay đổi.

 

Ông Nguyễn Phi Hổ, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật LĐLĐ TP HCM, giải đáp thắc mắc về pháp luật cho người lao động
Ông Nguyễn Phi Hổ, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật LĐLĐ TP HCM, giải đáp thắc mắc về pháp luật cho người lao động

 

Thọ cho biết anh vào làm việc tại công ty G.Đ từ tháng 3-2013 nhưng không được ký HĐLĐ. Dù vậy, anh chưa lần nào có ý kiến với công ty về vấn đề này vì “không biết làm đơn thế nào”. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng thắc mắc về tờ đơn khiếu nại được viết đúng thể thức văn bản với lời lẽ mạch lạc, chỉn chu thì anh giải thích: “Thấy bị quỵt lương oan uổng quá nên tôi đi tìm người chỉ cách làm đơn để đi thưa”.

Cũng giống anh Thọ, nhiều NLĐ không biết luật nhưng không chịu tìm hiểu, đến khi quyền lợi bị xâm phạm mới quýnh quáng giở luật ra đọc thì đã muộn. Tại bộ phận kinh doanh của công ty dược E.P (tỉnh Long An), hằng tháng, hằng quý đều có những buổi họp để thông báo về tình hình kinh doanh và chính sách lương, thưởng của doanh nghiệp. Đa phần các buổi họp đó, anh N.M.T, trình dược viên, đều viện đủ lý do để vắng mặt nên không nắm bắt được thông tin, dẫn đến bị thiệt thòi quyền lợi.

“Ngày 31-1, tôi nộp đơn xin nghỉ việc và nghỉ vào ngày 6-2-2015. Sau đó, tôi đến công ty đề nghị nhận khoản thưởng vượt doanh số tháng 12-2014 (hơn 12 triệu đồng) nhưng bị từ chối với lý do tại thời điểm trả thưởng, tôi không còn làm việc”- anh N.M.T ấm ức.

Trao đổi với chúng tôi, bà N.T.P, trưởng phòng hành chính - nhân sự công ty dược E.P, cho biết: “Theo quy chế trả thưởng của công ty ban hành vào tháng 10-2014 và đã được thông báo đến toàn thể nhân viên thì vào thời điểm trả thưởng, nhân viên còn làm việc mới được tính. Thời điểm trả thưởng tháng 12-2014 rơi vào giữa tháng 2-2015, lúc đó anh T. đã nghỉ việc”. Đem câu trả lời của công ty truyền đạt lại cho T., anh thắc mắc: “Tôi chỉ có quy chế trả thưởng ban hành vào tháng 7-2014, trong đó không thấy quy định này”.

Biết luật mà không tuân thủ

Đa phần NLĐ khi bị mất quyền lợi đều vịn cớ không biết luật. Tuy nhiên, một số trường hợp dù biết luật nhưng không nghiêm túc thực hiện nên cũng chuốc lấy thiệt hại. Trường hợp chị Lê Thu Hương (ngụ tại quận 3, TP HCM) là một điển hình.

Vốn là cử nhân luật, trưởng phòng nhân sự, quản lý gần 100 lao động của một công ty ở quận 11, TP HCM song chị Hương vẫn phải chịu mất hơn 1 tháng tiền lương mà không biết làm sao. HĐLĐ thời hạn 1 năm chị ký với công ty đến ngày 1-2 hết hạn. Thấy công việc không phù hợp, khi gần hết hạn hợp đồng, chị thông báo miệng với giám đốc về việc sẽ không ký tiếp HĐLĐ. Sau một tháng, do công ty chưa tìm được người, không biết bàn giao cho ai, vì trách nhiệm với công việc, chị vẫn tiếp tục đi làm đến hết ngày 15-3. Thế nhưng, sau đó công ty không trả lương tháng 2 và 3-2015 cho chị.

Đáng nói là khi trao đổi với cơ quan chức năng, ông Nguyễn Văn Báu, giám đốc công ty, đã phủ nhận mọi việc và cho rằng chị Hương chẳng những không thông báo mà còn nghỉ việc đột ngột khiến doanh nghiệp khốn đốn. “Khi hết hạn hợp đồng, chị Hương vẫn đi làm bình thường và công ty không có ý kiến gì, theo luật thì giữa 2 bên đã xác lập HĐLĐ mới. Là trưởng phòng nhân sự, hơn ai hết, chị phải hiểu rõ nếu muốn xin nghỉ việc thì phải nộp đơn và tuân thủ thời gian báo trước. Đáng tiếc là chị ấy đã không làm vậy” - ông Báu nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo