xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người thổi lửa lò gốm cổ

Theo Phạm Huyên (Báo Pháp luật Việt Nam)

Mang trong mình dòng máu đất nghề truyền thống, chàng thanh niên có trí khôi phục nghề cha ông - người đầu tiên thổi bùng lại ngọn lửa lò gốm cổ vốn đã nguội tắt cách đây hơn 3.000 năm, anh là nghệ nhân Phạm Văn Vang.

Tiếng thơm một thời

Làng gốm Việt cổ Bồ Bát xưa cách đây hơn 3.000 năm, là làng Bạch Bát, Bồ xuyên Chấn Thanh Hoa thuộc Ái Châu Sơn, nay là làng Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình.

Điều này, được chứng minh qua các nhà Khảo cổ học đã khai quật khu di chỉ Mán Bạc thuộc thôn Bạch Liên vào năm 1999. Tại đây, sau hai lần khai quật họ đã tìm thấy 15 mộ và 17 cá thể cùng nhiều đồ dùng làm từ gốm như: chuỗi hạt, vòng gốm, nồi gốm, các đồ gốm thô, gốm men trắng.

PGS. TS Nguyễn Lân Cường chuyên viên nhân cổ học, viện Khảo cổ học Việt Nam, phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ Việt Nam, phó Chủ tịch Hội cổ sinh địa tầng Việt Nam cùng đoàn Khảo cổ cho rằng, vùng Bạch Liên là gốc của men trắng ở Việt Nam. Điều này cho thấy nghề gốm Bồ Bát đã hình thành và phát triển từ thời đó.

Theo sử sách nghi lại, lúc đầu có 5 cụ thuộc các dòng họ: Lê, Trần, Vương, Phạm, Nguyễn đã theo triều đình nhà Lý (năm 1010) dời đô về Thăng long, định cư ở vùng ven sông Hồng nơi có nhiều đất sét tốt để làm gốm và lập nên làng gốm Bát Tràng ngày nay. Sau khi những nghệ nhân giỏi theo triều đình rời ra đất thăng long, người dân Bồ Bát không còn giữ được nghề truyền thống dần dần chuyển sang cấy lúa để sinh sống và lãng quên đi nghề đã từng hưng thịnh một thời.

Tay trắng làm nên cơ nghiệp

Từ khi còn là học trò, nhiều lần được nghe Cha ông kể lại lịch sử của tổ nghề nên đã sớm ấp ủ từ lâu ý định theo học nghề làm gốm, khôi phục lại gốm Bồ Bát.

Năm 2001, học xong THPT anh Vang đã khăn gói rời nhà lên Bát Tràng nơi chú, bác của dòng họ đang lập nghiệp để học nghề.

Tại đây, anh được nghệ nhân Phạm Trúc Quỳnh (xóm 3, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đã tận tình hướng dẫn anh trong suốt quá trình học nghề. Sau nhiều năm miệt mài học nghề, làm nghề và dày công đi khắp nơi tìm hiểu thị trường từ Bắc vào Nam để giới thiệu sản phẩm. Anh cũng đã nếm trải biết bao khó khăn thử thách.

Một ngày của anh Vang khá bận rộn, vừa làm ông chủ, vừa là thợ chính lại là thầy dạy nghề cho các nhân công ở xưởng.
Một ngày của anh Vang khá bận rộn, vừa làm ông chủ, vừa là thợ chính lại là thầy dạy nghề cho các nhân công ở xưởng.

Năm 2006, anh trở về làng quê Bồ Bát mở lò sản xuất gốm. Với hai dòng gốm sành nâu và gốm sứ trắng. Hiện tại, anh đang chú trọng cho việc cải tiến làm bát đĩa, bộ ấm chén. Với 10.000 sản phẩm/năm là số lượng xuất xưởng hiện tại của anh. Ông Hoàng Văn Nhì trưởng thôn Bạch Liên nói: “Nơi đây là làng gốm cổ xưa, trải qua năm tháng bị mai một đi nghề truyền thống nên chúng tôi luôn hi vọng khôi phục lại nghề gốm. Rất tự hào và luôn ủng hộ cháu Vang đã bằng lòng yêu nghề mà khôi phục nghề được như ngày hôm nay, mang lại tiếng thơm cho làng”. Công việc của anh đã góp phần tạo việc làm cho gần 20 thợ lành nghề trong thôn với thu nhập từ 3,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng; doanh thu bình quân của cơ sở gần 2 tỉ đồng/năm. Mình vào đâylàm được hai năm, tay nghề của mình có cải thiện lên đều là được anh, chị dậy bảo. Công việc ở đây đã lôi cuốn mình nên mình sẽ làm ở đây lâu dài” một nhân công chia sẻ.

Lòng say nghề cộng với sự cố gắng bền bỉ. Sản phẩm gốm của người nghệ nhân trẻ Bồ Bát đã góp mặt trong nhiều hội trợ triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong nước hiện được bày bán ở các khu du lịch… Đã nhiều lần anh được đứng trên bục danh dự nhận phần thưởng của các cấp như: Bộ Công thương; Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch; Bảo Tàng Ninh Bình; Chủ tịch UBND huyện Yên Mô… nghi nhận sự đóng góp của anh cho nghề gốm sứ.

Năm 2008, anh là người đầu tiên đã mang sản phẩm gốm Bồ Bát đến giới thiệu tại trển lãm hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội; đặc biệt là trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội gốm Bồ Bát có mặt trong triển lãm sản phẩm các làng nghề cổ truyền. Cho tới năm 2014 Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cấp bằng công nhận làng có nghề gốm cổ Bồ Bát là nghề truyền thống của tỉnh Ninh Bình. Bản thân Phạm Văn Vang cũng được tặng danh hiệu “Nghệ nhân thủ công mỹ nghệ” của tỉnh.

Đặc biệt, năm 2016, Phạm Văn Vang được Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, đã có nhiều cống hiến trong việc gìn giữ và phát triển nghành nghề thủ công truyền thống. Theo như, Chủ tịch UBND xã Yên Thành ông Trần Đình Chiến cho biết: Hiện nay Huyện đã có kế hoạch hỗ trợ kinh phí thực hiện lập dự án thiết kế cho doanh nghiệp, ở tại vị trí đã được quy hoạch. Về phía xã cũng đã để diện tích đất ngân sách của xã, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất và phát triển.

“Hiện tại, tôi đang xây dựng mở rộng quy mô xưởng gốm lên 5.000m2 ngay tại thôn và dự kiến vào giữa năm nay, xưởng sản xuất mới của tôi sẽ bắt đầu hoạt động”, anh Vang chia sẻ.

Gốm Bồ Bát còn được xuất ngoại đi nhiều nước như: Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ… với anh Vang, sự đón nhận của thị trường trong và ngoài nước chính là phần thưởng, là sự nghi nhận xứng đáng nhất đối với thương hiệu “gốm Bồ Bát”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo