xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người lao động vô tư vi phạm luật

Nam Dương

Người lao động sai còn kiện doanh nghiệp . Những hành xử như vậy đã tạo ấn tượng không tốt cho người sử dụng lao động. Đầu tháng 4-2006, chị N.T.L khiếu nại Công ty King Ken (quận Gò Vấp-TPHCM) để đòi quyền lợi.

Theo chị L., sau thời gian nghỉ thai sản, chị xin nghỉ việc và ủy quyền cho chồng chị nhận tiền lương và trợ cấp thôi việc (TCTV) nhưng phía công ty không giải quyết. Khi tiếp xúc với công ty, chúng tôi phát hiện, chị L. đã bỏ việc trước đó 2 tháng và không liên lạc với công ty để giải quyết các quyền lợi khác. Đã không tôn trọng pháp luật lao động, người lao động (NLĐ) còn làm khó doanh nghiệp.

Thích thì... nghỉ

Ông Nguyễn Tuấn Kiệt, phụ trách nhân sự Công ty TNHH King Ken, cho biết chị L. được nghỉ thai sản từ ngày 1-4-2005 đến ngày

1-8-2005, nhưng đến 1-10-2005, chị mới đến công ty xin nghỉ việc đồng thời ủy quyền cho chồng lĩnh lương và nhận trợ cấp thôi việc. Suốt thời gian 2 tháng đó, công ty không liên hệ được với chị L. để sắp xếp công việc. Việc tự ý bỏ việc của chị L. đã gây nhiều khó khăn cho công ty nên công ty không thể giải quyết chế độ cho chị L. như những lao động nghỉ việc đúng luật khác, vì như thế sẽ tạo tiền lệ xấu.

Vừa qua, Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Tuyết Hà (quận 3 - TPHCM) bị một nhân viên phát hành báo của công ty khiếu nại đòi tiền ký quỹ. Nhân viên này cho rằng mình bị công ty ép buộc làm việc trái thỏa thuận nên bỏ việc. Khi nghỉ việc, nhân viên này không báo trước để công ty sắp xếp nhân viên khác thay thế. Khách hàng liên tục khiếu nại vì không được giao báo đúng giờ và đòi cắt hợp đồng. Bà Đoàn Thị Tuyết Trang, Phó Giám đốc Công ty Tuyết Hà, cho biết: Nhân viên trên đã vi phạm hợp đồng, làm thiệt hại đến công ty nên không được nhận tiền ký quỹ theo cam kết giữa hai bên đã ký trước đó.

Đã vi phạm còn buộc công ty... xin lỗi

Bà Đào Tuyết Lan, Giám đốc nhân sự Công ty Cổ phần Hoàng Hạc (KCN Tân Bình), kể có trường hợp công nhân (CN) tên N.V.H, chưa đến giờ ăn đã đi ăn cơm và bị bảo vệ nhắc nhở. Thay vì nhận khuyết điểm và sửa chữa, anh H. lại đi “rình” bảo vệ xem họ ăn cơm lúc mấy giờ và hạch sách tại sao họ lại ăn cơm sớm hơn CN? (dù công ty có quy định giờ ăn riêng cho bảo vệ). Bị cảnh cáo, anh H. tỏ ra ấm ức và viết đơn xin nghỉ việc. Thuyết phục không được, công ty đành phải cho anh H. nghỉ. Tưởng mọi việc đã xong, nhưng sau đó anh H. nhất quyết đòi công ty phải xin lỗi vì “cảm thấy bị xúc phạm”.

Bà Dương Vân Mộng Nguyệt, cán bộ Công đoàn phụ trách khu vực ngoài quốc doanh, LĐLĐ quận 10 - TPHCM, buồn bã nhớ lại vào dịp Tết Nguyên Đán cách đây vài năm, do chưa kịp thu tiền khách hàng nên doanh nghiệp T.B chỉ chi trả được một phần tiền lương, tiền thưởng cho CN. Mặc dù giám đốc doanh nghiệp đã giải thích lý do, xin lỗi CN đồng thời cam kết sẽ trả nốt phần còn lại vào hôm sau, nhưng CN vẫn đình công. Một CN đã xé phần tiền thưởng vừa nhận ném vào mặt giám đốc và bỏ đi. Hành vi này là không thể chấp nhận!

Con sâu làm rầu nồi canh

Đa số doanh nghiệp hiện nay áp dụng việc chấm công bằng thẻ từ. Tưởng chừng với cách làm này sẽ hạn chế được sự gian lận thời giờ làm việc. Thế nhưng, nhiều CN đã “sáng tạo”, nhờ người khác bấm thẻ giùm khi không đi làm. Ông Đặng Vũ Khanh, phụ trách nhân sự của một công ty thời trang, cho biết: Những hành vi như vậy thật sự gây khó khăn cho công ty và làm mất lòng tin của nhà đầu tư vào CN.

Còn tại một doanh nghiệp ở Khu Chế xuất Tân Thuận, do bị quản đốc la mắng trong khi làm việc, một số nam CN tìm cách trả đũa. Sau khi làm việc ca tối về, số CN trên chờ quản đốc ở khu đường vắng và đánh anh ta gãy răng.

Tuy kiểu hành xử tùy tiện trên không phải phổ biến, nhưng nó đã tạo nên ấn tượng không tốt cho người sử dụng lao động. Điều này đã ảnh hưởng đến mục tiêu chung là xây dựng mối quan hệ lao động bền vững: doanh nghiệp phát triển, đời sống NLĐ được nâng cao.

Ý kiến chuyên gia

Ông Nguyễn Văn Khải, Chủ tịch CĐ Các Khu Chế xuất - Khu Công nghiệp TPHCM:

Quyền lợi phải gắn liền với nghĩa vụ

Trong quan hệ lao động, đòi hỏi cả hai bên đều phải tuân thủ pháp luật. Việc tuân thủ các quy định này là tiền đề để tạo dựng một mối quan hệ lao động tốt đẹp. Khi một quyền lợi được xác lập cũng là khi một nghĩa vụ phát sinh. NLĐ không thể chỉ biết yêu cầu chủ doanh nghiệp (DN) chăm lo cho quyền, lợi ích của mình mà quên nghĩa vụ đóng góp cho sự phát triển của DN.

Luật gia Võ Văn Đời, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật LĐLĐ TPHCM:

Kỷ luật tương ứng hành vi vi phạm

Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động có một hình thức kỷ luật tương ứng. Tùy mức độ mà hình thức kỷ luật có thể từ khiển trách đến sa thải. Dựa trên Bộ Luật Lao động, DN triển khai thành nội quy lao động trong đơn vị và đây chính là căn cứ để xử lý kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm. Chẳng hạn như, khi NLĐ vi phạm thời hạn báo trước khi nghỉ việc, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền đòi bồi thường tương ứng với thời hạn vi phạm. Nếu NSDLĐ có thể chứng minh được NLĐ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích cho DN thì NSDLĐ được quyền sa thải mà không phải trả trợ cấp thôi việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo