xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động

VĂN DUẨN

Nhà nước có thể dùng hơn 89.100 tỉ đồng kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Tại phiên họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) mới đây đã cho ý kiến đối với báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2020.

Đề xuất dùng quỹ kết dư hỗ trợ công nhân

Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến hết năm 2020, tổng số kết dư quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ước đạt gần 935.174 tỉ đồng. Trong đó các quỹ kết dư lần lượt là: Quỹ ốm đau, thai sản là 12.772 tỉ đồng; quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLĐ - BNN) là 53.751 tỉ đồng; quỹ hưu trí, tử tuất là 789.130 tỉ đồng; quỹ BHTN là 89.141 tỉ đồng.

Thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của QH Nguyễn Thúy Anh cho biết Thường trực Ủy ban Xã hội đánh giá số kết dư như vậy là lớn. Đáng chú ý, qua nhiều năm, nhiều chế độ, chính sách liên quan đến các quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN và BHTN chưa đi vào cuộc sống và chưa phát huy được vai trò chủ động của chính sách BHTN - là giá đỡ của thị trường lao động.

Nên chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động - Ảnh 1.

Nhà nước nên dùng tiền kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Theo Ủy ban Xã hội, quỹ ốm đau, thai sản dù có năm thứ 2 liên tiếp "số thu nhỏ hơn số chi" nhưng vẫn có nguồn kết dư chuyển sang năm sau. "Có ý kiến cho rằng các quỹ ngắn hạn mà có kết dư lớn sẽ gây gánh nặng cho người sử dụng lao động (NSDLĐ), ngân sách nhà nước và mất công bằng đối với người thụ hưởng" - bà Nguyễn Thúy Anh nói.

Riêng quỹ hưu trí, tử tuất, dù vẫn đang kết dư lớn nhưng Ủy ban Xã hội cho rằng cần tính toán thận trọng, kỹ càng hơn để bảo đảm cân đối trong dài hạn, nhất là với sự thay đổi về đặc điểm của quy mô, cơ cấu dân số (tốc độ già hóa dân số), nguyên tắc đóng - hưởng và cân đối giữa mức đóng - hưởng.

Phát biểu sau đó, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng quỹ BHTN kết dư rất lớn, trong bối cảnh tình hình thất nghiệp gia tăng, thiếu công ăn việc làm, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng rất lớn do đại dịch Covid-19. Vì vậy, bà Thanh đề nghị QH, Ủy ban Thường vụ QH có quyết định chính trị quan trọng tạo hành lang pháp lý cho Chính phủ thực hiện các biện pháp chống dịch. Theo đó, cho phép chi số kết dư của quỹ BHTN để hỗ trợ các tỉnh có đông công nhân - lao động. Ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của QH, cũng cho rằng nhà nước có thể dùng hơn 89.100 tỉ đồng kết dư quỹ BHTN để hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) tham gia đóng quỹ, tức là khoảng 13,3 triệu người. "Việc này hoàn toàn thực hiện được, song phải có sự đồng ý của QH hoặc Ủy ban Thường vụ QH. Tôi đề nghị Chính phủ nghiên cứu, trình phương án để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ QH" - ông Lợi nói.

Giảm mức đóng nếu cần thiết

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết quỹ BHTN được quy định trong Luật Việc làm. Theo đó, BHTN là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ BHTN.

Quỹ BHTN do NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng, NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN; ngoài ra, nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm. Vẫn theo ông Lê Đình Quảng, năm 2020, tổng chi từ nguồn quỹ này tăng 49,2% (trợ cấp thất nghiệp cho hơn 1 triệu người), tương đương 6.217 tỉ đồng so với năm 2019, song vẫn kết dư gần 3.600 tỉ đồng. Như vậy, kết dư quỹ BHTN liên tục tăng và hiện ở mức cao (gần 90.000 tỉ đồng). Điều này đủ cơ sở để đề nghị Ủy ban Thường vụ QH hoặc QH ra nghị quyết giảm mức đóng từ 1% xuống còn 0,5% cho cả NLĐ và NSDLĐ.

"Trong điều kiện DN và NLĐ đang gặp vô vàn khó khăn do dịch bệnh như hiện nay, nếu giảm mức đóng như trên thì mỗi năm DN và NLĐ có khoảng gần 10.000 tỉ đồng dành để sản xuất - kinh doanh cũng như chăm lo đời sống cho NLĐ" - ông Quảng đề xuất.

Qua số liệu cho thấy các quỹ ngắn hạn đều "có kết dư lớn". "Như vậy hoàn toàn không bình thường", đúng như lời nhận xét của Chủ tịch QH Vương Đình Huệ. Rõ ràng, điều đó cho thấy nhiều chế độ, chính sách liên quan đến các quỹ này chưa đi vào cuộc sống và chưa phát huy được vai trò chủ động, linh hoạt và thực sự vì NLĐ - những người đóng góp quỹ.

Do vậy đã đến lúc cần phải xem xét, điều chỉnh một cách khoa học, phù hợp thực tiễn cả mức đóng và các chính sách chi cho NLĐ để BHTN thực sự là giá đỡ của thị trường lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân, người từng phụ trách vấn đề lao động, tiền lương nhiều năm, thì cho rằng với những quỹ tọa chi (chi trừ dần), cần thường xuyên phải rà soát mức đóng - hưởng xem đã phù hợp chưa để cân đối và sửa đổi nếu cần thiết.

Ông Huân phân tích nhiều nước điều chỉnh bằng cách khi nguồn thu lớn, chi ít thì phải điều chỉnh giảm đóng, tăng chi và ngược lại: thu ít, chi nhiều thì tăng tỉ lệ đóng. Thường sau 3 - 5 năm, cơ quan quản lý sẽ phải xem xét điều chỉnh tỉ lệ đóng một lần, kể cả các quỹ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN.

Ở Việt Nam, mức đóng BHTN mỗi bên 1% với NLĐ và chủ DN đã áp dụng nhiều năm mà chưa thay đổi. "Trước năm 2014, khi soạn thảo Luật BHXH, trong các cuộc họp lấy ý kiến, nhiều cấp ngành, DN đã đề xuất điều chỉnh lại. Bởi mặt bằng tiền lương ngày càng nâng lên, việc duy trì mức đóng như trên khiến nguồn thu vào quỹ ngày càng lớn, trong khi chi phí DN không kham nổi. Trong thời gian tới, khi sửa đổi Luật BHXH, các cấp cũng nên nghiên cứu rà soát lại tỉ lệ đóng - hưởng của quỹ này" - ông Huân đề nghị. 

Không dùng tiền kết dư vào mục đích khác

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH, dù cũng nhận thấy việc số kết dư từ quỹ BHTN lớn là "không bình thường" song Chủ tịch QH Vương Đình Huệ không đồng tình với đề xuất sử dụng tiền kết dư này vào mục đích khác. Chủ tịch QH nhấn mạnh nguyên tắc của quỹ BHXH, BHTN là đóng - hưởng, tức là có đóng thì có hưởng, ai đóng thì người đó hưởng, không phải nhà nước muốn làm thế nào cũng được.

"Không ai được xâm phạm một xu nào hết. Quỹ này là quỹ đóng - hưởng, người nào đóng thì người đó hưởng, không được sử dụng như ngân sách, không được đưa đi mua vắc-xin, mua vắc-xin là tiền khác. Cá nhân tôi không bao giờ đồng ý" - Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nhấn mạnh và nói thêm nếu Thường vụ QH biểu quyết đa số, ông chấp hành nhưng cá nhân ông không bao giờ đồng ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo