xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Muốn thôi làm giám đốc cũng khó

Bài và ảnh: MAI CHI

(NLĐO) - Ông B.M.H xin nghỉ việc để thôi làm giám đốc và người đại diện pháp luật của công ty nhưng không được chấp nhận.

TAND quận Thủ Đức, TP HCM vừa xét xử sơ thẩm vụ án lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa ông B.M.H và Công ty CP xây dựng công trình có trụ sở đặt tại quận Thủ Đức. Điều đặc biệt, ông B.M.H cũng chính là người đại diện theo tháp luật của doanh nghiệp (DN) này.

Theo đơn khởi kiện, ông B.M.H vào làm việc tại công ty từ tháng 3-2015 nhưng không có HĐLĐ. Công việc phải làm là quản lý với mức lương 8 triệu đồng/tháng. Từ tháng 4-2016, công ty bố trí cho ông làm giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật (ông có góp cổ phần trong công ty). Tháng 7-2016, ông H. có đơn xin nghỉ việc và miễn nhiệm chức vụ giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty, nhưng không được chấp nhận. Do đó, ông H. đã nộp đơn khởi kiện đề nghị tòa buộc công ty phải ra quyết định thôi việc cho ông.

Muốn thôi làm giám đốc cũng khó - Ảnh 1.

Một phiên tòa xử án lao động tại TAND TP HCM (hình minh họa)

Trước khi phiên tòa diễn ra, vì người đại diện theo pháp luật của công ty cũng là ông H. và ông H. không thể vừa là nguyên đơn vừa đại diện cho bị đơn. Hơn nữa, theo quy định tại khoản 2, điều 134 Luật DN công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật, do đó Tòa án đã niêm yết văn bản tố tụng cho công ty và Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) là ông P.Đ.T. Tuy nhiên, công ty vẫn không cử người tham gia tố tụng nên tòa quyết định xử vắng mặt bị đơn.

Tại phiên xử, Hội đồng xét xử nhận định theo điều 37 của Bộ Luật Lao động quy định về quyền đơn phương chấp dứt HĐLĐ của người lao động (NLĐ) thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn trong một số trường hợp nhất định và phải tuân thủ đúng thời gian báo trước. Đối chiếu với trường hợp ông H., tuy không ký HĐLĐ nhưng nếu ông có đủ điều kiện để đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì ông H. phải làm đơn gửi cho công ty biết trước theo quy định. Nếu ông H. đã thực hiện đúng quy trình mà công ty không ra quyết định thôi việc, thì ông vẫn có quyền nghỉ việc. Thực tế ông H. đã nghỉ việc từ tháng 7-2016 đến nay nhưng công ty cũng không có ý kiến gì.

Tuy nhiên, trình bày tại tòa, ông H. cho rằng lý do xin nghỉ việc là để thôi làm người đại diện theo pháp luật thì vấn đề lại khác. Theo đó, tại Đại hội cổ đông của công ty ngày 4-4-2016, các cổ đông đã thông qua nghị quyết bầu ông H. làm người đại diện theo pháp luật thay cho ông P.Đ.T (làm Chủ tịch HĐQT và đã được đăng ký thay đổi trong giấy chứng nhận đăng ký DN). Theo Điều lệ của công ty và Luật DN quy định về quyền và nghĩa vụ của HĐQT thì việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt HĐLĐ đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định. Như vậy, việc ông H. muốn nghỉ việc để thôi làm người đại diện theo pháp luật thuộc thẩm quyền của HĐQT công ty. Cho nên, việc ông H. khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bị đơn phải ra quyết định cho ông H. thôi việc là không có căn cứ chấp nhận. Từ những nhận định nêu trên, Hội đồng xét xử đã bác yêu cầu khởi kiện ông H.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo