xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lúng túng vì chờ hướng dẫn

Bài và ảnh: MAI CHI

Việc tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách lao động của doanh nghiệp còn gặp khó khăn do một số quy định chưa có hướng dẫn thực hiện

Nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp (DN) trong việc thực hiện các chính sách về lao động, mới đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) tổ chức hội nghị đối thoại với hơn 250 DN. Hàng loạt vướng mắc về vấn đề cấp giấy phép lao động (GPLĐ), thủ tục nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam, trích nộp BHXH cho người lao động (NLĐ) trong thời gian thử việc… đã được các DN nêu ra tại hội nghị.

Lúc cần lại thiếu hướng dẫn

Theo quy định hiện hành, thời hạn GPLĐ cho NLĐ nước ngoài là 2 năm, sau đó có thể được cấp lại hay gia hạn thêm nhưng tối đa là 2 năm. Đại diện Công ty CP Công nghệ truyền thông DTS (quận 3, TP HCM) đặt câu hỏi: "Hết thời gian gia hạn, DN muốn tiếp tục sử dụng lao động thì tiến hành thủ tục như thế nào?". Trả lời vấn đề này, bà Trần Lê Thanh Trúc, Trưởng Phòng Việc làm - An toàn lao động Sở LĐ-TB-XH TP, cho biết theo quy định tại Nghị định 11/2016/NĐ-CP, thời hạn GPLĐ không quá 2 năm. Khi GPLĐ còn thời hạn bị mất, bị hỏng, thay đổi nội dung ghi trong GPLĐ hay còn thời hạn ít nhất 5 ngày thì được cấp lại GPLĐ. Thời hạn GPLĐ được cấp lại không quá 2 năm và sau thời gian này có giải quyết cấp nữa hay không thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn.

Lúng túng vì chờ hướng dẫn - Ảnh 1.

Đại diện doanh nghiệp phát biểu ý kiến tại hội nghị đối thoại

Về thủ tục nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam trong tình hình dịch bệnh, đại diện Phòng Việc làm - An toàn lao động Sở LĐ-TB-XH TP cho biết thực hiện Nghị quyết 84/NĐ-CP của Chính phủ và Công văn số 284/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 về hỗ trợ người nước ngoài là nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý DN nhập cảnh Việt Nam để làm việc thì Sở LĐ-TB-XH là cơ quan thường trực trong việc tiếp nhận, xét duyệt ban đầu hồ sơ hỗ trợ nhập cảnh theo đề nghị của tổ chức, DN. Các tổ chức, DN có nhu cầu mời chuyên gia vào làm việc phải có văn bản đề nghị kèm theo danh sách chuyên gia gửi sở LĐ-TB-XH. Văn bản đề nghị hỗ trợ phải do người đại diện theo pháp luật ký. Trường hợp chức danh lãnh đạo khác ký thì phải có giấy ủy quyền và ghi rõ nội dung được ký văn bản mời chuyên gia vào Việt Nam. Các giấy tờ kèm theo của nước ngoài phải được hợp thức hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại theo quy định pháp luật; dịch ra tiếng Việt và có chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam).

Tổ chức, DN sau khi được UBND TP chấp thuận hỗ trợ nhập cảnh sẽ liên hệ với Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Sở Y tế để thực hiện nội dung liên quan đến cấp thị thực vào Việt Nam và phương án cách ly sau khi nhập cảnh. Công tác hỗ trợ nhập cảnh chỉ thực hiện đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Đối với người Việt Nam nhập cảnh nước ngoài thì phải liên hệ với cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài nơi sinh sống, học tập, làm việc để được hỗ trợ. Đến thời điểm này, TP đã tổ chức 26 đợt xét duyệt với danh sách gồm 13.000 lao động nước ngoài đăng ký xin nhập cảnh vào Việt Nam. Trong đó, đã cấp GPLĐ cho khoảng 1.300 NLĐ.

Nhiều vấn đề cần làm rõ

Ngày 1-1-2021, Bộ Luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, việc các cơ quan có liên quan chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác điều hành, quản lý của DN.

Chẳng hạn như vấn đề đóng hay không đóng BHXH cho NLĐ trong thời gian thử việc khi nội dung thử việc được lồng ghép vào hợp đồng lao động (HĐLĐ) chính thức. Giải đáp nội dung này, ông Nguyễn Bảo Cường, Trưởng Phòng Lao động - Tiền Lương - BHXH Sở LĐ-TB-XH TP, cho rằng Luật BHXH quy định NLĐ giao kết HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng trở lên phải tham gia BHXH bắt buộc, nên nếu ký HĐLĐ (có lồng ghép nội dung thử việc) có thời hạn trên 1 tháng thì DN phải tham gia BHXH cho NLĐ. Do vậy, DN cần cân nhắc giữa việc thỏa thuận ký kết hợp đồng thử việc riêng hay kết hợp nội dung thử việc với HĐLĐ chính thức.

Trong khi đó, bà Phan Thị Mai, Trưởng Phòng Quản lý thu BHXH TP HCM, cho biết đối với trường hợp ký kết hợp đồng nội dung thử việc vào HĐLĐ và trong HĐLĐ có ghi cụ thể thời gian bắt đầu và kết thúc giai đoạn thử việc cũng như thời gian bắt đầu tính làm việc chính thức thì cơ quan BHXH thực hiện thu BHXH từ thời điểm NLĐ bắt đầu làm việc chính thức. Tuy nhiên, việc thu BHXH đối với trường hợp người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong HĐLĐ theo quy định của BLLĐ năm 2019 thực hiện như thế nào thì BHXH chưa thể trả lời được vì chưa có hướng dẫn.

Một quy định khác liên quan đến giao kết HĐLĐ theo BLLĐ mới cũng được DN quan tâm đặt câu hỏi. Đại diện một DN đặt vấn đề: "BLLĐ năm 2019 có bổ sung hình thức giao kết HĐLĐ điện tử, vậy khi ký kết có bắt buộc cả 2 bên DN và NLĐ phải có thực hiện bằng chữ ký số (đã đăng ký)? Mặt khác, khi đã chấp nhận sử dụng HĐLĐ điện tử thì liệu đơn xin nghỉ việc của NLĐ gửi đơn qua email hay các phương tiện điện tử khác mà không có chữ ký thì có được xem là hợp lệ không?". Theo ông Nguyễn Bảo Cường, BLLĐ 2019 quy định HĐLĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như HĐLĐ bằng văn bản. Khi thực hiện hình thức giao kết này, việc sử dụng chữ ký số sẽ tuân theo Luật Giao dịch điện tử. Câu trả lời chung chung này khiến DN chưa thỏa mãn. Do vậy, các DN đều mong mỏi sớm có hướng dẫn cụ thể để thuận tiện hơn trong việc thực thi BLLĐ năm 2019. 

Hậu kiểm sử dụng lao động người nước ngoài

BLLĐ năm 2012 quy định DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, NSDLĐ (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà NLĐ Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo, giải trình với chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương nơi NLĐ nước ngoài dự kiến làm việc. Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi nhu cầu sử dụng NLĐ nước ngoài thì NSDLĐ phải báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay xảy ra tình trạng NLĐ xin cấp GPLĐ làm việc cho DN này nhưng sau đó chuyển sang làm việc cho DN khác đã phát sinh nhiều hệ lụy. "Sắp tới UBND TP sẽ tổ chức họp để xử lý rốt ráo vấn đề này. Sở LĐ-TB-XH cũng sẽ có tờ trình đề nghị UBND TP tổ chức hậu kiểm tình trạng NLĐ nước ngoài đang làm việc tại TP để bảo đảm thực hiện đúng quy định" - ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP, khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo