xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm việc do đam mê hay vì tiền?

Bài và ảnh: GIANG NAM

Nhiều người cần mẫn làm việc bởi đam mê nhưng cũng không ít người luôn than vãn về công việc hiện tại dù họ là người chủ động chọn công việc đó

Khi ra trường, sinh viên nào cũng muốn kiếm được việc làm đúng chuyên môn đã học. Điều đó có thể hiểu là họ đang muốn làm công việc mình yêu thích, hay nói cách khác là làm vì đam mê. Nhưng nếu làm vì đam mê mà quên đi chuyện cơm áo gạo tiền thì thật khó để tồn tại trong môi trường lao động cạnh tranh khốc liệt.

Từ bỏ đam mê vì tiền

Tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành điện công nghiệp, anh Lê Đình Cần (quận Thủ Đức, TP HCM) sớm tìm được công việc phù hợp tại một công ty khá lớn trong Khu Công nghệ cao (quận 9, TP HCM). Niềm đam mê với các thiết bị điện, vận hành hệ thống điện công nghiệp được Cần thể hiện qua sự chỉn chu, óc sáng tạo trong công việc. Anh cũng vài lần có những sáng kiến cải tiến giúp tiết kiệm được nhiều chi phí và phòng tránh được nhiều rủi ro cho công ty.

Tuy nhiên sau 3 năm cống hiến hết mình, Cần bắt đầu nhận ra sự nhàm chán trong công việc, cộng với chuyện công ty nhiều lần hứa hẹn nâng lương nhưng không thực hiện. Anh quyết định nghỉ việc để tìm cho mình một cơ hội mới. "Tôi rất tiếc bởi đó là công việc mà tôi đam mê. Nhưng tôi không thể tiếp tục gắn bó khi công ty không có chính sách đãi ngộ người lao động thỏa đáng. Cuộc sống mà, sao phải chôn chân một chỗ mãi được" - anh Cần bộc bạch.

Làm việc do đam mê hay vì tiền? - Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng tại một sàn giao dịch việc làm

Nghỉ việc, với kinh nghiệm và kỹ năng nghề vững vàng, Cần được một số nơi mời về làm việc với mức lương hậu hĩnh. Hiện anh đang là trưởng bộ phận kỹ thuật cho một công ty sở hữu chuỗi khách sạn 3 sao khá lớn ở TP HCM. Ví trị làm việc mới không chỉ tạo hứng khởi cho Cần mà còn giúp anh cải thiện được thu nhập so với nơi làm cũ.

Anh Nguyễn Ngọc Tú, Giám đốc Công ty TNHH Mạch Số Nét, khẳng định các bạn trẻ đều có đam mê nhưng cơm áo gạo tiền khiến cho đam mê của họ trở nên dở dang. "Có người sau khi lo đủ cơm áo gạo tiền rồi thì tiếp tục theo đuổi đam mê nhưng cũng nhiều người có niềm đam mê khác hoặc quên luôn ước mơ của mình. Tôi nghĩ khi có ước mơ nào đó, hãy theo đuổi đến cùng. Chỉ khi bạn tìm mọi cách để đến với ước mơ đó, bạn mới thấy được những giá trị lớn lao hơn mà nó mang lại" - Tú chia sẻ. Thực tế trên con đường mà Tú đang đi, dù niềm đam mê của anh luôn cháy bỏng nhưng anh vẫn mất 8 năm đi làm thuê. Anh nói rằng đó chính là khoảng thời gian quý giá để vừa lo cho cuộc sống vừa nuôi ước mơ dài hạn của mình. Giờ đây, anh có thể tạo ra những loại máy thông minh theo đơn đặt hàng từ nông nghiệp đến các nhà máy sản xuất. Những máy anh tạo ra giúp cải thiện năng suất lao động, giúp kiểm soát, chế tạo ra những sản phẩm tốt hơn. Đó là đam mê từ nhỏ của anh.

Biết trân trọng công việc

Chị Vũ Thị Hiền (huyện Củ Chi, TP HCM) hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Chiba (Nhật Bản) cho rằng việc đi làm vì tiền hay vì đam mê tùy vào từng người và từng giai đoạn khác nhau của sự nghiệp mà họ theo đuổi.

16 năm sống và làm công việc chế biến sushi tại Nhật Bản, chị Hiền chỉ làm đúng một công việc dù ban đầu chị không đam mê lắm. Điều giúp chị yêu thích công việc của mình đó là môi trường làm việc. "Đồng nghiệp Nhật Bản cũng như tôi, làm việc cùng nhau 15-16 năm, coi nhau như người nhà vậy. Cái hay của công ty Nhật là họ có cách làm cho nhân viên luôn cảm nhận được không khí làm việc rất gắn kết, chia sẻ. Họ cũng trân trọng những công việc của từng người lao động cho dù họ ở vị trí nào. Chỉ là công việc xả cá làm sushi thôi nhưng họ phải nỗ lực cả chục năm mới thành thạo, làm đẹp, nhanh và họ rất tự hào khi đạt được đẳng cấp đó" - chị Hiền chia sẻ.

Chị Hiền cũng cho biết người Nhật rất trọng công việc của mình, họ luôn mặc định rằng mình sinh ra để làm việc, để tạo ra những sản phẩm mà thế giới chưa có hoặc làm chưa đạt. Họ muốn làm và muốn thành công bằng những sản phẩm tinh xảo, giá trị cao và có thể mất hàng chục năm để đạt được họ vẫn không bỏ cuộc. Thậm chí có nhiều công việc mà cha chưa làm được thì con tiếp nối nghiên cứu làm tiếp, làm cho bằng được. 

TS LÊ THẨM DƯƠNG, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM:

Đừng rẻ rúng giá trị bản thân

Sẽ chẳng có một ông chủ nào nể trọng một nhân viên mà đến bản thân họ cũng rẻ rúng chính giá trị của mình đâu, điều đó cũng đồng nghĩa bạn chẳng tự tin chút nào. Hoặc có thể có nhưng họ không xem bạn nằm trong nhóm dẫn đầu mà bạn thuộc nhóm "nhân viên dễ bị bóc lột". Khi bạn làm việc vì tiền một cách tích cực thì nó sẽ làm bạn phát triển nhanh hơn rất nhiều so với đam mê. Vì tiền đong đếm được rõ ràng nhất kết quả của bạn, nó thôi thúc bạn tìm ra những cách tốt nhất để cải tiến, đưa bạn đến những cuộc chơi lớn hơn để kiếm được nhiều tiền hơn và bạn sẽ học được cả tá kỹ năng trong thời gian cực ngắn.

Vì vậy, nếu bạn còn trẻ, hãy làm việc vì tiền, thay vì nói tôi đang theo đuổi đam mê một cách sáo rỗng. Hãy làm việc bằng đam mê một cách thông minh hơn, đó là làm việc vì tiền một cách đầy đam mê.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo