xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không nên gây "sốc" cho công nhân

Hồ Thảo (Lao động Đồng Nai)

Cuộc sống công nhân chúng tôi hiện đang khó khăn. Tiền lương vẫn chưa đủ đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cuộc sống và phải cố gắng tăng ca mới hy vọng có dư.


Bộ LĐ-TB-XH đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Trong đó, đề xuất quy định mới về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương. Đây là vấn đề được xã hội, nhất là tổ chức Công đoàn và người lao động (NLĐ) đặc biệt quan tâm.

Giảm dần sự can thiệp của Nhà nước? 

Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

Tại dự thảo, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất 2 phương án sửa đổi quy định trên. Phương án 1: quy định mang tính chất định tính để doanh nghiệp (DN) và Công đoàn (CĐ) cơ sở thương lượng, xác định giá trị cụ thể (bỏ quy định 5%). Phương án 2: vẫn quy định khoảng cách mang tính định lượng, nhưng giảm mức từ 5% xuống 3% để tiến tới bãi bỏ quy định này. Cụ thể, khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 3% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Bộ LĐ – TB-XH đề nghị chọn phương án 2.

Theo Bộ LĐ-TBX-H, nguyên tắc khoảng cách giữa các bậc lương ít nhất 5% đã ảnh hưởng đến chính sách lương, cấu trúc thang, bảng lương của DN và không phù hợp với cơ chế thị trường. Bộ cho rằng, để bảo đảm khoảng cách ít nhất 5%, nhiều DB xây dựng thang bảng lương theo thâm niên, dẫn đến không khuyến khích trả lương theo công việc mà trả theo thâm niên, người có thâm niên nhiều thì phải trả lương cao, chi phí đóng BHXH cao. Thực trạng này dẫn đến DN không muốn sử dụng lao động có thâm niên nhiều, tìm cách để sa thải lao động để tuyển lao động mới. Vì vậy, theo Bộ LĐ-TB- XH việc ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 49 là cần thiết, bảo đảm giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào xây dựng thang, bảng lương, định mức lao động của DN, góp phần tạo thuận lợi cho các DN trong sản xuất, kinh doanh.

Cân nhắc để đảm bảo quyền lợi của NLĐ

Việc sửa đổi Nghị định 49 theo đề xuất Bộ LĐ-TB-XH đề xuất đang nhận được sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là tổ chức CĐ và NLĐ.

Không đồng tình với đề xuất sửa đổi trên, công nhân (CN) Nguyễn Thị Hiền, Công ty TNHH Nam Yang (KCN Amata, TP. Biên Hòa) bày tỏ: "Tôi thật sự rất lo lắng, bởi nếu cắt giảm thang bảng lương sẽ rất thiệt thòi cho NLĐ chúng tôi. Nói là NLĐ có thể thỏa thuận với DN nhưng thật sự chúng tôi luôn ở thế yếu hơn. Lúc đó, chủ doanh nghiệp cũng có thể tăng một bậc lương, nhưng khoảng cách giữa hai bậc lương không đáng kể thì tiền lương, thu nhập của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng rất lớn". Tương tự, CN Hồ Thị Hương, Công ty cổ phần Taekwang Vina bộc bạch: "Cuộc sống CN chúng tôi hiện đang khó khăn. Tiền lương vẫn chưa đủ đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cuộc sống và phải cố gắng tăng ca mới hy vọng có dư. Nếu cắt giảm, thang bảng lương nữa thì sẽ ra sao?".

Không nên gây sốc cho công nhân - Ảnh 1.

Đời sống của đa số công nhân vẫn còn nhiều khó khăn, tiền lương chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu

Nhiều cán bộ CĐ nhận định rằng, Nghị định 49 là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của từng DN , góp phần khắc phục tình trạng doanh nghiệp "ép" tiền lương của NLĐ gần sát mức lương tối thiểu, xây dựng khoảng cách chênh lệch giữa các bậc lương thấp dẫn đến việc nâng bậc lương không có giá trị, áp dụng định mức lao động quá cao gây thiệt hại cho NLĐ. Với quan điểm ấy, Chủ tịch LĐLĐ huyện Long Thành Nguyễn Hữu Thành cho rằng, việc sửa đổi nguyên tắc xây dựng thang bảng lương theo hướng cắt bỏ hoặc cắt giảm sẽ dễ tạo cơ hội cho chủ DN "ép" tiền lương của NLĐ khiến thu nhập của NLĐ bị sụt giảm, ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của NLĐ và tạo khó khăn cho CĐ trong việc thương lượng các chế độ chính sách liên quan của NLĐ. Theo ông Thành, trong điều kiện thị trường lao động, năng lực của CĐ hiện nay thì việc sửa đổi nghị định trên cần phải có lộ trình thực hiện. Cùng quan điểm này, Chủ tịch CĐ Công ty CP hữu hạn Vedan Phạm Trung Thuyên cho rằng, hầu hết DN xây dựng thang, bảng lương theo quy định của pháp luật. Nếu sửa đổi theo hướng này sẽ khiến quyền lợi của NLĐ bị thiệt thòi.

Mặt khác, khảo sát của Viện Công nhân và CĐ vừa qua cũng cho thấy, tiền lương tối thiểu vẫn chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của CN và họ vẫn phải tăng ca mới đủ sống. Vậy nên, nếu điều chỉnh cắt giảm thang bảng lương sẽ dẫn đến việc DN "ép" lương NLĐ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của NLĐ.

Tại buổi đối thoại trực tiếp giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và công nhân lao động khu vực đồng bằng sông Hồng vừa diễn ra tại Hà Nam, trước lo lắng của CN về việc cắt giảm thang bảng lương theo dự thảo sửa đổi Nghị định 49 ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, Bộ LĐ-TBXH cơ quan chủ trì sửa đổi Nghị định 49 cần lấy ý kiến rộng rãi CN, CĐ; cần xem xét thấu đáo, không gây "sốc" cho số đông công nhân, không tạo kẽ hở để chủ sử dụng "ép" lương NLĐ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo