xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Khó đỡ" với ứng viên trẻ tuổi

Bài và ảnh: GIANG NAM

Nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao sự đa năng của ứng viên gen Z nhưng cũng không hài lòng với những màn thể hiện cá tính quá đà và cả những đòi hỏi vô lý

Theo khảo sát với gần 14.000 sinh viên Việt Nam tham gia trong năm 2022 của Anphabe, dự báo tới năm 2025, trung bình cứ 4 người đi làm sẽ có 1 đại diện là lao động trẻ tuổi sinh năm 1997 trở về sau. Họ là thế hệ lao động trẻ, lớn lên trong sự bùng nổ của công nghệ nên không khó để nhận thấy sự khác biệt mà các ứng viên (ƯV) trẻ tuổi, mới ra trường thể hiện so với các thế hệ trước khi đi tìm việc. Họ không ngần ngại thể hiện những cá tính mạnh, đòi hỏi nhiều hơn và có những yêu cầu rất khác biệt khiến nhiều nhà tuyển dụng bối rối.

Dở khóc, dở cười

Bà Nguyễn Lan Hương, phụ trách tuyển dụng một doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành có trụ sở tại quận 1 (TP HCM), cho biết từ đầu năm đến nay, công ty có nhu cầu tuyển hơn 30 nhân sự cho nhiều phòng ban. Với những ƯV có nhiều năm kinh nghiệm, quy trình tuyển dụng diễn ra rất trôi chảy, thuận lợi. Còn những ƯV trẻ tuổi, mới ra trường, nhiều câu chuyện "dở khóc, dở cười" đã diễn ra trong các buổi phỏng vấn.

Khó đỡ với ứng viên trẻ tuổi - Ảnh 1.

Ứng viên gen Z không ngại đưa ra những yêu cầu mang tính cá nhân khi đi tìm việc

Câu chuyện mà bà Hương nhớ nhất là một ƯV nữ có thành tích học tập xuất sắc, sử dụng tiếng Anh rất tốt, ứng tuyển vị trí chăm sóc khách hàng nước ngoài. Ngày đến phỏng vấn, bà Hương đã "choáng" khi ƯV này mang bộ đồ quá nóng bỏng trong khi trong e-mail mời phỏng vấn, công ty đã quy định rõ về trang phục.

Khi bị nhắc nhở, ƯV này đã phản ứng và cho rằng công ty không tôn trọng quyền tự do cá nhân, không am hiểu thời trang và như vậy khi làm việc sẽ có tính áp đặt, hạn chế sức sáng tạo của nhân viên. Khá sốc nhưng bà Hương vẫn cố gắng lắng nghe và buổi phỏng vấn vẫn diễn ra theo kế hoạch. Trong quá trình phỏng vấn, ƯV này yêu cầu công ty phải cho cô ta mang theo con mèo cưng đi làm, bố trí phòng làm việc biệt lập để cả chủ và mèo không bị ai làm phiền!

Giám đốc nhân sự một công ty sản xuất thực phẩm đóng tại KCN Tân Bình (quận Tân Phú, TP HCM) cũng ngao ngán khi kể về một trường hợp ƯV trẻ tuổi đến nhận việc nhưng bất ngờ đổi ý sau khi "chất vấn" trưởng bộ phận. Chuyện là ƯV này rất phù hợp cho vị trí chuyên viên phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), qua 3 vòng phỏng vấn, ƯV này được chọn và có lịch nhận việc từ đầu tháng 3 vừa qua.

Ngày đến nhận việc, ƯV đã trao đổi với trưởng phòng R&D về việc mình chỉ đến văn phòng 3 ngày trong tuần, còn lại được làm ở nhà trong khi đã thỏa thuận tuần làm việc 6 ngày. Chưa hết, ƯV này còn hỏi về lượng khí thải mà công ty xả thải có đủ tiêu chuẩn hay không, có làm ô nhiễm môi trường hay không. Nếu không đủ chuẩn, ƯV sẽ nghỉ việc ngay lập tức. Với những đòi hỏi như vậy, công ty không thể chấp nhận và từ chối. Tuy nhiên, không để cho công ty từ chối, ƯV này đã chủ động không nhận việc và ra về trong sự ngỡ ngàng của công ty.

Nhà tuyển dụng cần thấu hiểu

Một kết quả khảo sát cũng của Anphabe cho thấy 62% nhân sự gen Z nhảy việc ngay trong năm đầu tiên, thậm chí nhiều người nhảy việc vài lần trong 1 năm ngay khi ra trường. "Cả thèm chóng chán" và không thích sự gò bó, ràng buộc nên họ theo đuổi ước mơ khởi nghiệp thay vì trở thành nhân viên ở một công ty nào đó.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Giám đốc tăng trưởng của nền tảng cung cấp không gian làm việc số GapoWork, cho rằng hiện tượng nhảy việc phổ biến của lao động trẻ cũng có phần lỗi của DN. Lao động trẻ thường kỳ vọng rất nhiều về nơi làm việc của mình, họ cần một lãnh đạo có tầm và có tâm, một DN có định hướng phát triển đột phá. Một khi họ thất vọng, họ sẽ chọn cách rời đi để tìm nơi phù hợp hơn.

Bà Hương cũng chia sẻ rằng ƯV trẻ đặt ra yêu cầu với nhà tuyển dụng ngày càng khắt khe hơn, bên cạnh mức lương, chế độ đãi ngộ hay môi trường làm việc, lao động trẻ còn rất thích những công ty "high tech" (công nghệ cao). "Tôi đã dự nhiều cuộc phỏng vấn và ƯV trẻ tuổi hiện nay thường đưa ra nhiều câu hỏi hơn cho nhà tuyển dụng, họ quan tâm đến cách thức tổ chức làm việc, không gian làm việc... hơn là mức lương. Họ cũng đòi hỏi DN phải tôn trọng chính kiến, cá tính sáng tạo của họ và hạn chế những cuộc họp không cần thiết" - bà Hương nói.

Bà Nguyễn Thị Hoài, Tổng Giám đốc FIT Group (quận 3, TP HCM), cho biết tuy trong công việc, lao động gen Z có cái tôi lớn và cũng thường làm việc theo cảm xúc nhưng họ có nhiều tham vọng, có sự sáng tạo, khả năng thích nghi nhanh, có ý thức và tự chủ trong công việc, cũng như những kỹ năng cần thiết để xử lý, hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, họ sử dụng rất tốt công nghệ và tiếng Anh cũng tốt hơn thế hệ trước rất nhiều. "Họ đủ sức thay đổi những giá trị truyền thống không còn phù hợp trong DN. Họ cũng muốn thúc đẩy một nét văn hóa làm việc, cống hiến theo hướng hội nhập, đưa DN đi lên. Vì vậy, các DN cũng cần thấu hiểu để tận dụng được sức trẻ, những cái mới để làm sao phát triển hài hòa bởi đó là lực lượng nhân sự chính của các DN trong nay mai" - bà Hoài nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo