xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiểu luật nửa vời

THẢO GIANG

Hiểu luật không đến nơi đến chốn nên doanh nghiệp hành xử không đúng, gây bức xúc cho người lao động

Giữa tháng 4-2017, một số công nhân (CN) Công ty Q.A (tỉnh Bình Dương) đã ngừng việc để phản đối công ty cắt giảm định suất bữa ăn giữa ca. Theo phản ánh của CN, trước đây công ty quy định bữa ăn có giá 17.000 đồng và được thuê nhà thầu bên ngoài cung cấp. Nay, công ty tổ chức nấu và tự ý giảm còn 12.000 đồng/suất. Tình cờ CN phát hiện điều này và gửi ý kiến thắc mắc vào hộp thư góp ý nhưng không được phản hồi. Bức xúc, họ ngừng việc để yêu cầu công ty trả lời.

Xem thường ý kiến công nhân

Làm việc với CN trước sự chứng kiến của cơ quan chức năng, phía công ty đưa ra lý do trước đây, suất ăn 17.000 đồng là tính cả lợi nhuận của nhà cung cấp. Còn bây giờ, công ty trả lương cho đội ngũ phục vụ; hỗ trợ thêm tiền điện, nước, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt… nên tuy là 12.000 đồng nhưng chất lượng bữa ăn được bảo đảm hơn. Ông Lê Minh Quang, đại diện công ty, khẳng định: “Chi phí thực của bữa ăn là 20.000 đồng chứ không phải 12.000 đồng. Do thấy quyền lợi của người lao động (NLĐ) được bảo đảm, thậm chí bảo đảm tốt hơn nên công ty không thông báo”.


Công nhân một doanh nghiệp tại TP HCM ngừng việc để phản đối việc áp đặt quy định trái luậtẢnh: BẢO NGỌC

Công nhân một doanh nghiệp tại TP HCM ngừng việc để phản đối việc áp đặt quy định trái luậtẢnh: BẢO NGỌC

Về phía NLĐ, lý lẽ của họ là công ty không có quyền cắt giảm tiền ăn mà không bàn bạc, thỏa thuận. “Đã quy định trong nội quy, thỏa ước thì khi có sự thay đổi phải bàn bạc, thương lượng và thống nhất. Đành rằng có lợi hơn cho NLĐ nhưng đó chỉ mới là ý kiến của công ty nên NLĐ thắc mắc là có cơ sở. Công ty xem nhẹ các ý kiến, không phản hồi là sai” - đại diện cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương phân tích. Công ty cũng đã nhận ra thiếu sót và xin lỗi tập thể CN.

Quy định không rõ ràng

Việc hiểu luật nửa vời và suy diễn chủ quan cũng đã làm Công ty Q. T (quận 1, TP HCM) phải bồi thường cho anh Võ Quốc Nam gần 180 triệu đồng. Anh Nam ký hợp đồng thời hạn 3 năm làm giám sát bán hàng khu vực phía Nam của công ty; lương 12 triệu đồng/tháng, chưa kể thưởng doanh số. Làm việc được hơn 1 năm, anh Nam bị sa thải với lý do “không đạt kỳ vọng của công ty”.

Khiếu nại với cơ quan chức năng, anh Nam cho biết lý do “không đạt kỳ vọng” rất mơ hồ. “Tôi làm sao biết công ty kỳ vọng gì ở mình? Công ty đặt ra chỉ tiêu doanh số bán hàng, tôi đều đạt và vượt. Bằng chứng là tháng nào tôi cũng được thưởng doanh số. Thế thì tại sao lại sa thải? Hơn nữa, khi sa thải tôi, công ty không tiến hành các bước thủ tục như tổ chức cuộc họp với sự hiện diện của tôi và các bên liên quan, không có biên bản, người ra quyết định sa thải lại là giám đốc nhân sự chứ không phải tổng giám đốc. Chưa kể, lý do mà công ty sa thải tôi không được quy định trong Bộ Luật Lao động cũng như nội quy lao động của công ty” - anh Nam bức xúc.

Trả lời khiếu nại của anh, bà Tô Thị Ngọc Khuyên, đại diện công ty, khăng khăng: “Trong hợp đồng lao động có điều khoản chấm dứt hợp đồng khi công ty thấy NLĐ không đáp ứng yêu cầu công việc. Do vậy, khi cho anh Nam nghỉ việc là công ty thực hiện đúng thỏa thuận, sao lại nói chúng tôi sai?”. Song bà Khuyên cũng thừa nhận thế nào là không đáp ứng yêu cầu công việc thì không được quy định cụ thể.

Với chứng cứ “yếu” nên trong buổi hòa giải tại tòa, công ty đồng ý hủy quyết định sa thải, nhận anh Nam trở lại làm việc và bồi thường theo quy định. Tuy nhiên, anh Nam không muốn tiếp tục làm việc nên đã xin nghỉ.

Làm sai mà tưởng đúng

Mới đây, Công ty T.Ng (quận 7, TP HCM) phải ký hợp đồng với hơn 10 NLĐ do trước đó đã thỏa thuận miệng để làm công việc ổn định, lâu dài. Đáng nói, công ty phải ký lùi thời hạn và truy đóng BHXH cho những NLĐ này.

Một nhân viên làm việc tại công ty hơn 1 năm cho biết anh làm công việc chuyển phát hàng, tiền lương 200.000 đồng/ngày. Ngoài ra, không có thêm bất cứ quyền lợi nào khác. “Tôi làm việc như nhiều NLĐ khác của công ty nhưng không hiểu sao họ có BHXH, BHYT còn tôi và một số anh em khác thì không. Ngày lễ - Tết, chúng tôi cũng không có quyền lợi gì nên đã khiếu nại. Sau đó, cơ quan chức năng kiểm tra, yêu cầu công ty xem xét, ký hợp đồng với chúng tôi”.

Trả lời lý do không ký hợp đồng, đóng bảo hiểm cho những nhân viên nói trên, vị đại diện công ty cho rằng những người này lãnh lương ngày, tức là làm công nhật, không phải “lao động trong biên chế”. Hỏi “lao động trong biên chế” là như thế nào thì ông cho biết theo quy định của công ty là những lao động làm việc liên tục trên 3 năm, có ký hợp đồng lao động, hưởng lương tháng.

Không được thỏa thuận trái luật

Quan hệ lao động được thực hiện thông qua nguyên tắc thỏa thuận nhưng phải trên cơ sở quy định của pháp luật lao động. Cả chủ doanh nghiệp lẫn NLĐ không có quyền thỏa thuận trái luật. Chẳng hạn, thỏa thuận trả BHXH vào lương đối với người làm công việc ổn định, nộp tiền thế chân trước khi nhận việc hoặc giữ bằng cấp bản chính hay giấy tờ tùy thân của NLĐ... Những thỏa thuận trái luật sẽ bị vô hiệu khi cơ quan chức năng xử lý tranh chấp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo