xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hà Nội: Lao động tự do được tiếp cận gói hỗ trợ an sinh

Bài và ảnh: DIỆP THẢO

Đến nay, toàn TP Hà Nội có hơn 1,47 triệu người lao động được thụ hưởng gói hỗ trợ an sinh xã hội với tổng số tiền hơn 55 tỉ đồng

Với tinh thần "một miếng khi đói bằng một gói khi no", trong những ngày này, cơ quan chức năng và các địa phương của TP Hà Nội đang khẩn trương triển khai đưa gói hỗ trợ an sinh xã hội đến với các đối tượng được thụ hưởng bằng những biện pháp phù hợp yêu cầu phòng chống dịch. Đến nay, nhiều lao động tự do gặp khó khăn ở một số địa phương đã nhận được sự hỗ trợ này.

Ấm lòng lao động nghèo

Vợ chồng anh Trần Văn Lâm - chị Lê Thị Huyền (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) vốn sinh sống bằng nghề cắt tóc, gội đầu, cuộc sống khá ổn cho đến khi dịch bệnh xảy ra. Khi chưa có dịch, thu nhập mỗi ngày của vợ chồng anh từ 200.000 - 300.000 đồng sau khi trừ tiền thuê mặt bằng. Thế nhưng, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, thực hiện chỉ đạo của TP Hà Nội về phòng chống dịch, vợ chồng anh đã phải đóng cửa tiệm. Ở nhà không có thu nhập, không làm được việc gì khác trong khi vẫn phải trả 5,5 triệu đồng tiền thuê mặt bằng nên cuộc sống của họ rất khó khăn…

Qua thực hiện rà soát các đối tượng khó khăn, UBND phường Kiến Hưng đã hướng dẫn vợ chồng anh Lâm - chị Huyền làm đơn đề nghị và được UBND quận Hà Đông quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng (1,5 triệu đồng/người) để trang trải trong lúc khó khăn. Hôm được lãnh đạo UBND phường đến nhà trao tiền hỗ trợ, vợ chồng anh Lâm không kìm được xúc động: "Trong thời điểm khó khăn này, khoản tiền hỗ trợ của Chính phủ và các cấp chính quyền có ý nghĩa rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần đối với gia đình. Chúng tôi sẽ có thêm điều kiện để trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt" - chị Huyền bày tỏ.

Hà Nội: Lao động tự do được tiếp cận gói hỗ trợ an sinh - Ảnh 1.

Người lao động nhận hỗ trợ tại bộ phận một cửa của quận Hà Đông, TP Hà Nội

Cũng được nhận số tiền hỗ trợ 1,5 triệu đồng của UBND quận Hà Đông, anh Hoàng Thế Anh (tổ dân phố 13, phường Kiến Hưng) chia sẻ: "Tôi phải nghỉ bán hàng ăn từ giữa tháng 5 đến nay do địa điểm kinh doanh nằm trong khu vực phong tỏa để phòng chống dịch. Tôi đã cố gắng tìm công việc khác để kiếm thu nhập nhưng lực bất tòng tâm. Vì thế, số tiền trợ giúp từ gói an sinh xã hội tuy không lớn nhưng đó là nguồn động viên, khích lệ để gia đình tôi vượt qua giai đoạn khó khăn". Còn cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Sáng, giáo viên Trường Mầm non tư thục Đức Trí (quận Hà Đông), cũng bộc bạch: "Do ảnh hưởng của dịch nên tôi phải nghỉ dạy, cuộc sống đã khó khăn nay càng thêm khó khăn. Khi được thông báo sẽ được nhận tiền hỗ trợ, bản thân tôi cảm thấy rất vui và xúc động trước sự quan tâm của Chính phủ, TP Hà Nội".

Rà soát, chi trả đúng đối tượng

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3642/QĐ-UBND về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, trong đó có chính sách hỗ trợ cho nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do). Theo đó, các nhóm lao động tự do được hỗ trợ thuộc các ngành nghề kinh doanh không thiết yếu phải tạm dừng hoạt động được cụ thể hóa trong 7 văn bản chống dịch ban hành từ ngày 30-4 đến 18-7 của TP Hà Nội gồm: nhân viên quán karaoke, bar, vũ trường, game; phục vụ quán ăn uống đường phố, trà đá, cà phê vỉa hè; nhân viên nhà hàng, quán bia, bia hơi; người làm việc trong các cửa hàng ăn uống khu vực bị phong tỏa, cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ bị mất việc; nhân viên cắt tóc, gội đầu, spa..; lao động làm việc trong nhóm ngành dịch vụ không thiết yếu phải tạm dừng hoạt động…

Để nguồn lực trợ giúp đến sớm với NLĐ, 30/30 quận, huyện, thị xã đã triển khai chính sách hỗ trợ lao động tự do với tinh thần chủ động, linh hoạt, thành lập các tổ rà soát đến cấp thôn, làng, khu dân cư, tổ dân phố, qua đó các địa phương bước đầu xác định được số lượng lao động tự do cần trợ giúp và tiến hành tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Trong đó, đến thời điểm này, quận Hà Đông là địa phương đầu tiên đã chi kinh phí từ gói hỗ trợ cho lao động tự do. Các địa phương khác đang tiếp tục rà soát, thống kê, thực hiện chi trả cho NLĐ. Đến nay, toàn TP Hà Nội có hơn 1,47 triệu NLĐ đã được tiếp cận, thụ hưởng hỗ trợ an sinh xã hội theo quyết định của UBND TP Hà Nội với tổng số tiền hơn 55 tỉ đồng. Trong đó, BHXH TP Hà Nội đã ra quyết định và thực hiện dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho 18 đơn vị với 1.057 NLĐ, số tiền tạm dừng đóng là 6,1 tỉ đồng. BHXH TP Hà Nội cũng hỗ trợ giảm mức đóng quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho 87.435 đơn vị với 1.441.140 lao động, tổng số tiền giảm đóng là 48,8 tỉ đồng. 

Song song với việc triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ, UBND TP Hà Nội cũng đã quyết định hỗ trợ cho 3.180 hộ nghèo không có người trong hộ tham gia thị trường lao động với 3.180 phần quà là nhu yếu phẩm trị giá 3.180 tỉ đồng. Đây là chính sách đặc thù cho đối tượng hộ nghèo không quy định trong Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo