xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

GÓP Ý BỘ LUẬT LAO ĐỘNG: Nâng tuổi nghỉ hưu: Phải xem xét cẩn trọng

Quốc An (quận 9, TP HCM)

Liên tục nhiều tháng qua, tại diễn đàn Quốc hội và các buổi góp ý cho Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là tăng độ tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ).

Chính phủ đã quy định nội dung này trong dự thảo theo 2 phương án trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Phương án 1: Từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Phương án 2: Từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Không phải đến bây giờ chuyện tăng tuổi nghỉ hưu của NLĐ mới được đưa ra thảo luận. Năm 2007, trong khi bàn về Luật Bình đẳng giới, Luật Lao động sửa đổi năm 2012, Luật BHXH 2014, tuổi nghỉ hưu của NLĐ đều được đưa ra thảo luận, nhưng cuối cùng đều không được Quốc hội nhất trí. Điều đó cho thấy đây là vấn đề nhạy cảm, cần cân nhắc một cách thấu đáo. Cùng với sự phát triển của đất nước, có thể thấy rằng người dân ngày càng được chăm lo tốt hơn, tuổi thọ cũng được nâng dần. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thể trạng của người dân, đặc biệt là NLĐ đã được cải thiện. Do tiền lương thấp, điều kiện sống chưa bảo đảm nên một bộ phận lớn lao động trực tiếp phải làm thêm, từ đó kéo theo suy kiệt về sức khỏe (mắt mờ, chân run). Thực trạng này khiến NLĐ ngoài 35 tuổi suy giảm năng suất lao động và đối diện với xu hướng đào thải lao động của doanh nghiệp. Ở góc độ cá nhân, tôi đồng ý với quan điểm của Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề này, đó là việc nâng tuổi hưu của NLĐ vẫn cần phải xem xét cẩn trọng, tùy vào từng tính chất công việc của mỗi ngành nghề. Chẳng hạn như khu vực sản xuất trực tiếp thì nên giữ nguyên. Hoặc cần có lộ trình cụ thể cho từng nhóm chứ không thể cào bằng.

Theo tôi biết, số lượng NLĐ, đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu rất ít, do vậy, nếu càng kéo dài tuổi hưu thì sẽ xuất hiện tình trạng "nghỉ hưu non" để lãnh "một cục". Khi ấy, nguồn thu BHXH lớn nhất hiện nay sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và việc tăng tuổi hưu sẽ chẳng có nghĩa lý gì đối với việc bảo toàn Quỹ BHXH. Chính sách hưu trí là chính sách an sinh xã hội đúng đắn. NLĐ làm công ăn lương và cống hiến liên tục trong thời gian dài để mong đến ngày được nghỉ hưu. Do vậy, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu cần có sự đánh giá cẩn trọng từ nhiều góc độ sức khỏe, việc làm, tâm lý… của NLĐ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo