xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Gốc gác của mày là ở dưới kia!"

Huyền Vy

(NLĐO)- Nếu cuộc tranh cãi về "gốc gác" của cha con thằng Quân không kết thúc sớm thì không khéo năm nay chả có Tết nhất gì...

Hôm trước thấy mọi người tranh luận "Tết ở hay về?", tôi cứ nghĩ đó là chuyện của thiên hạ, chẳng dính dáng tới mình. Thế mà đùng một cái, chuyện đó nổ ra ngay trong ngôi nhà mà tôi vốn tự hào là có nề nếp.

Tuần trước, thằng Quân, con trai đầu của tôi tuyên bố: "Tết năm nay con không về quê đâu. Con ăn Tết ở thành phố". Vừa nghe vậy, mặt ông xã tôi đã hầm hầm: "Ai nói không về? Ông bà, ông vãi tụi bây ở đây sao mà đòi ở đây ăn Tết?".

 

Đối với chồng tôi, hình ảnh này mới là quê hương

Đối với chồng tôi, hình ảnh này mới là quê hương

 

Thằng con tôi vùng vằng: "Về dưới buồn muốn chết, có gì vui đâu ba? Nhỏ lớn con có được ăn Tết ở Sài Gòn đâu?". Chồng tôi nổi nóng: "Đã nói không là không". Tưởng anh nói vậy thằng Quân sẽ thôi, nào ngờ nó cũng lớn tiếng trả treo: "Con lớn rồi, ba đừng áp đặt như vậy. Về hay không là quyền của con". Nói rồi nó bỏ vô phòng đóng sầm cửa lại.

Thằng con tôi năm nay 18 tuổi. Từ khi vợ chồng tôi rời quê lên Sài Gòn lập nghiệp rồi sinh nó, không Tết năm nào chúng tôi không về quê. Khi nó lớn một chút và bắt đầu đi học thì hè nào anh cũng gởi nó về quê cho Nội cả tháng trời. Anh nói không muốn con quên nguồn cội. Dù đi đâu, làm gì thì nó cũng phải nhớ nơi đó là quê nhà, có ông bà cha mẹ, có hàng xóm láng giềng...

Từ nhỏ đến giờ, nó răm rắp nghe theo, chưa khi nào dám cãi lại như vậy. Càng nghĩ tôi càng lo. "Em liệu mà nói với thằng Quân, nếu nó không về ăn Tết với ông bà Nội thì anh đập chết"- chồng tôi hằn học. Tôi biết tính anh nóng nảy nên làm thinh.

Mấy hôm sau, thấy tình hình vẫn không hạ nhiệt, tôi lân la nói chuyện với con. "Nếu không thích ở lâu thì con lên trước cũng được mà. Đêm giao thừa mà không có con, Nội buồn lắm"- tôi năn nỉ thằng Quân.

Nó trầm ngâm giây lâu rồi mới lên tiếng: "Con không thích cái kiểu áp đặt của ba. Không về ăn Tết thì con về lúc khác. Đối với con, Sài Gòn mới chính là nơi con sinh ra và lớn lên, tại sao con lại không được đón giao thừa ở nhà mình mà Tết đến cứ lang thang chỗ này vài bữa, chỗ kia vài bữa? Con chắc mẹ cũng nghĩ như vậy. Mẹ đâu có vui khi Tết nhất mà nhà mình đóng cửa im ỉm, lạnh tanh; chẳng cúng kiếng, chẳng có bạn bè viếng thăm?".

Tôi ngó trân trân thằng con 18 tuổi của mình. Ừ, hồi bằng tuổi nó, tôi đã rời quê lên thành phố học đại học. Ở ký túc xá với bạn bè khắp mọi miền đất nước, tôi đã làm quen với cuộc sống tự lập, tự quyết định và chịu trách nhiệm với cuộc đời mình. Còn bây giờ, con tôi cũng ngần ấy tuổi mà chúng tôi cứ muốn bắt nó phải làm theo suy nghĩ của mình?

Thế nhưng không thể cứ để tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai cha con kéo dài. Tôi nói với thằng Quân: "Dù sao thì con cũng phải nhịn ba một tiếng. Cứ làm theo lời ba cho ba vui, có mất mát gì đâu?". Nhưng thằng nhỏ không chịu: "Con sẽ nói chuyện thẳng thắn với ba như hai người đàn ông với nhau". Sau câu nói của con, lòng tôi đầy lo lắng. Tôi giao hẹn: "Nói gì thì nói, không được hỗn với ba nghe chưa". Nó đồng ý và bảo tôi cứ "tọa sơn quan hổ đấu".

Mấy ngày sau nhân lúc tôi không có ở nhà, hai cha con đã nói chuyện với nhau. Tôi không chứng kiến mà chỉ nghe qua lời kể của bé út. Nó bảo: "Anh hai làm cho ba nổi giận đùng đùng, chửi anh hai là thằng mất dạy, mất gốc...".

Theo những gì bé út kể lại thì hôm đó thằng Quân mời ba nó lên ghế giữa nói chuyện "như những người đàn ông với nhau". Nó là người mở đầu câu chuyện: "Con không muốn vì chuyện này mà ba và con gây gổ, giận hờn. Ba nghĩ kỹ đi. Ba mẹ rời quê lên thành phố này lập nghiệp. Mẹ mang thai rồi sinh con ở đây. Con lớn lên cũng ở nơi này. Vậy thì chính chỗ này là quê hương của con. Còn Sóc Trăng là quê của ba, của mẹ và ông bà Nội Ngoại...".

 

img

 

Thằng Quân nói tới đó thì ba nó cướp lời: "Ngụy biện. Gốc gác của mày là ở dưới kia. Cây không có cội, nước không có nguồn làm sao mà thành rừng, thành biển...". Thằng Quân không chịu: "Con biết nước chảy ra biển rồi cũng quay về nguồn; lá rụng rồi cũng về cội nhưng không phải là lúc này. Con muốn có cuộc sống của riêng con. Tết này con đi làm thêm để kiếm tiền đóng học phí, qua Tết được nghỉ con về thăm ông bà".

 

Chồng tôi không ăn được pizza
Chồng tôi không ăn được pizza

 

Ba nó gầm lên: "Mày chỉ giỏi ngụy biện. Ai khiến mày đi làm thêm?". Thằng Quân không chịu thua: "Không ai khiến mà chính con muốn như vậy. Con muốn trải nghiệm cuộc sống của riêng mình. Tại sao cứ bắt con phải sống theo ba? Ba không ăn được pizza, hamburger, fast food cũng như con không ăn được mắm kho, ba khía. Tại sao chúng ta cứ ép uổng nhau?". Ba nó đứng bật dậy: "Cái đồ mất gốc". Nói rồi anh hầm hầm bỏ đi.

 

Còn thằng con tôi thì không ăn được bún mắm...
Còn thằng con tôi thì không ăn được bún mắm...

 

Sau đó tôi hỏi thằng Quân thì nó lắc đầu cười: "Ba khó cải tạo lắm mẹ ơi. Nhưng con giống ba điểm này. Mẹ đừng có bênh ba mà bảo con mất gốc. Quan trọng là trong đầu mình nghĩ gì chứ cứ lấy giáo điều về nguồn cội ra mà giáo huấn bọn trẻ chúng con thì không ăn thua đâu".

Tôi đang mắc kẹt giữa hai người đàn ông trong gia đình. Bên nào cũng có lý. Tết thì đang đến gần. Nếu cuộc tranh cãi về "gốc gác" của cha con thằng Quân không kết thúc sớm thì không khéo năm nay chả có Tết nhất gì như lời chồng tôi nói...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo