xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ người bằng đãi ngộ và văn hóa

Bài và ảnh: Hồng Đào

Biến động nhân sự liên tục làm nhiều DN gặp khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản

Trước đây, biến động nhân sự chủ yếu diễn ra ở các công ty thâm dụng lao động nhưng nay nhiều doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ cũng đang đối diện với nỗi lo này. Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, thị trường lao động cạnh tranh gay gắt thì việc biến động nhân sự là khó tránh khỏi. Đó là nội dung được đưa ra tại tọa đàm "Làm sao để bình yên trước biến động nhân sự" do Thời báo Kinh tế Sài Gòn và ManpowerGroup Việt Nam vừa tổ chức.

Doanh nghiệp lao đao

Theo các chuyên gia, tỉ lệ nghỉ việc tại một DN ổn định ở mức 4%-6% là phù hợp. Tuy nhiên, theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực, ở nhiều DN thuộc lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng, bất động sản... hiện tượng biến động nhân sự diễn ra liên tục, tỉ lệ thôi việc lên đến 10%, thậm chí vài chục phần trăm. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến DN, nhất là việc khó tuyển được nhân sự chất lượng cao để thay thế.

Giữ người bằng đãi ngộ và văn hóa - Ảnh 1.

Tạo sự gắn kết giữa nhân viên với nhau giúp doanh nghiệp ổn định nguồn nhân lực

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Trần Bằng Việt, CEO Đông A Solutions, cho biết biến động nhân sự làm nhiều DN lao đao, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản. Ông kể ở một hãng taxi truyền thống, trước đây, công tác tuyển dụng và đào tạo lái xe được DN đặt lên hàng đầu. Tài xế muốn được vào DN làm việc phải trải qua 30 ngày đào tạo kiến thức và kỹ năng như giao tiếp, ứng xử khủng hoảng, giữ gìn xe, ăn mặc sạch sẽ, giữ cho cơ thể không có mùi... Lúc nào hãng này cũng có 5% tài xế dự phòng để thay thế bất cứ người nào nghỉ việc, nghỉ bệnh, bị tai nạn. "Điều này làm cho các tài xế luôn có cảm giác phải cố gắng vì có người thay thế mình bất cứ lúc nào. Họ luôn phải giữ gìn xe sạch sẽ, giữ thái độ giao tiếp tốt với khách hàng, trả lại hàng hóa cho khách bỏ quên...Nhưng trước sự xuất hiện của các hãng xe công nghệ, nhiều tài xế đã qua làm việc cho các hãng này. Những tài xế còn lại có thái độ "công ty cần tôi, tôi đâu cần công ty" và chất lượng dịch vụ giảm, khách đi ít, người lao động rủ nhau nghỉ. Cái vòng luẩn quẩn này cứ diễn ra. Nếu DN không thay đổi mô hình kinh doanh, e khó có thể tồn tại" - ông Việt khẳng định.

Ông Việt còn mang đến một câu chuyện khác là một DN mang được nhiều thương hiệu nhượng quyền của nước ngoài về Việt Nam. Bài toán khó của họ là làm sao tuyển đủ nhân lực để vận hành chuỗi cửa hàng và họ tuyển nhân sự ồ ạt kể cả những người chưa đáp ứng được yêu cầu. Chỉ sau một thời gian, DN này gặp rất nhiều khó khăn phải thay đổi chiến lược kinh doanh.

Không ngại thay đổi

Là DN xuất thân từ DN nhà nước nhưng Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã tạo được một dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường và thành công này được hình thành từ "con người PNJ và văn hóa PNJ". Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PNJ, kể có thời gian PNJ có những cửa hàng trưởng không đạt yêu cầu, có những nhân viên giao tiếp kém nhưng công ty cũng không dám thay người vì không biết lấy người ở đâu ra. "Chính vì ngại sự biến động của DN làm nhiều nhân viên ì ra, doanh số sụt giảm. Chúng tôi phải đặt vấn đề "Thay đổi hay là chết" và chúng tôi chọn thay đổi" - bà Dung nhớ lại. Có thể thấy PNJ đã tái cấu trúc DN, sắp xếp lại bộ máy, ứng dụng công cụ quản lý hiện đại. Tất cả thành viên trong ban giám đốc, nhân viên các cấp đều phải đi học. Công ty cho thời gian để mỗi người tự đi học hoặc công ty gửi đi đào tạo, thuê chuyên gia đào tạo tại DN. Có những vị trí chủ chốt như giám đốc bộ phận không đạt yêu cầu cũng được DN đưa ra lựa chọn: nghỉ việc hoặc xuống làm ở các vị trí thấp hơn, nhường vị trí giám đốc bộ phận cho người đủ năng lực. PNJ đứng vững như ngày hôm nay nhờ những đợt tái cấu trúc 5 năm/lần của DN.

Chia sẻ tại tọa đàm, bà Lê Thị Kim Thúy, Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Bosch Việt Nam, cho biết bí quyết của công ty trong quản trị nhân sự là xây dựng đội ngũ nhân tài gắn bó và yêu quý công ty, có chính sách nhân sự phù hợp, chủ động tránh những biến động nhân sự đột ngột. Bà Thúy cho rằng văn hóa DN là yếu tố cốt lõi tạo ra sự gắn bó giữa người lao động với công ty. Thực tế, ở Bosch Việt Nam, đây chính là yếu tố đã gắn kết toàn thể nhân viên của Bosch lại với nhau và với DN. 

40% DN gặp khó khăn trong tuyển dụng

Theo khảo sát năm 2016-2017 của Tập đoàn ManpowerGroup, có đến 40% trong số 42.000 DN được khảo sát cho biết họ gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng. Khảo sát trên cũng cho biết tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm 2016 được xem là năm tuyển dụng nhân sự khó khăn nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Top 10 vị trí khó tuyển dụng nhất là nhân viên IT, đại diện bán hàng, kỹ sư, thợ lành nghề, nhân viên tài chính, kế toán, kỹ thuật viên, quản lý cấp cao, giám đốc kinh doanh, nhân viên vận hành máy móc sản xuất, chuyên viên nghiên cứu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo