xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải đáp thắc mắc thường gặp về sổ bảo hiểm xã hội

Theo Trung Tài (thuvienphapluat.vn)

Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội sẽ phát sinh nhiều thắc mắc liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội.

1. Nếu có 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên thì phải làm sao?

Với nhiều lý do khác nhau mà người lao động có thể có nhiều hơn 1 sổ bảo hiểm xã hội. Việc này có thể ảnh hưởng đến quá trình đóng, hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động. Nếu người lao động có hơn 1 sổ bảo hiểm xã hội thì thực hiện như sau:

*Đối với sổ bảo hiểm xã hội và thời gian đóng không trùng nhau

Lúc này người lao động thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội

Theo Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, Hồ sơ gộp sổ gồm:

Giải đáp thắc mắc thường gặp về sổ bảo hiểm xã hội - Ảnh 1.

Người dân làm thủ tục BHXH tại BHXH TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Các sổ bảo hiểm xã hội đề nghị gộp (nếu có).

Người lao động thực hiện nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động nơi mình đang làm việc hoặc có thể nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình đang tham gia bảo hiểm xã hội.

*Đối với sổ bảo hiểm xã hội có thời gian đóng trùng nhau

Căn cứ tại Điểm 2.5 Khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Đồng thời, Tiết e Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 43 Quyết định 595 được sửa đổi bởi Khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-Bảo hiểm xã hội năm 2020 quy định thì trường hợp người lao động có thời gian đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được xác nhận thừa thì được cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn trả số tiền đã đóng thừa.

Người lao động nộp một bộ hồ sơ đề nghị hoàn trả gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để được giải quyết theo thẩm quyền; hồ sơ bao gồm:

Giải đáp thắc mắc thường gặp về sổ bảo hiểm xã hội - Ảnh 2.

Người dân làm thủ tục BHXH tại BHXH TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Tất cả các sổ bảo hiểm xã hội của người lao động.

2. Người lao động không thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội

Theo Khoản 3, Điều 48, Bộ luật Lao động năm 2019:

"3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;"


Ngoài ra tại Khoản 5, Điều 21, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 ghi rõ:

“Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng làm việc, người lao động muốn chốt sổ bảo hiểm xã hội buộc phải yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện việc này.

3. Đổi sang căn cước gắn chíp không cần đổi lại sổ bảo hiểm xã hội

Theo Điều 27, Quyết định 595/QĐ-BHXH, các trường hợp quy định cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bao gồm: Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng; cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch.

Giải đáp thắc mắc thường gặp về sổ bảo hiểm xã hội - Ảnh 3.

Thực chất, thông tin số CMND là một trong các tiêu thức quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT trong cơ sở dữ liệu vì vậy không cần phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, BHYT mà chỉ cần thực hiện điều chỉnh thông tin số CMND trong cơ sở dữ liệu.

4. Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi mất, hỏng

Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, BHYT (Mẫu TK1-TS).

5. Người lao động được quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 18, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động được quyền quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình. Việc người lao động giữ sổ bảo hiểm xã hội góp phần giúp người lao động nắm rõ được quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình, vì khi có sai sót những thông tin trong sổ người lao động dễ nhận ra và kịp thời điều chỉnh hơn.

Mất sổ bảo hiểm xã hội, làm sao để nhận bảo hiểm xã hội 1 lần?

Theo quy định hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần bắt buộc phải có sổ bảo hiểm xã hội. Những trường hợp không có sổ bảo hiểm xã hội sẽ không được giải quyết hưởng. Lúc này bắt buộc người lao động phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ theo Tiết c, Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Khoản 33, Điều 1, Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định:

Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội và làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương nơi mình làm việc hoặc sinh sống.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo