xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giấc mơ xây dựng nông nghiệp bền vững

Bài và ảnh: GIANG NAM

Những người trẻ tại FoodMap nỗ lực đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử và từng bước nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam

FoodMap là sàn thương mại điện tử (TMĐT) chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan đến nông sản an toàn thuộc Công ty CP Công nghệ và Thương mại UFO (huyện Bình Chánh, TP HCM). FoodMap là cầu nối giữa nông dân và các nhà sản xuất nông nghiệp vừa và nhỏ, từ đó cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng cho phép truy xuất nguồn gốc. Nhà sáng lập kiêm CEO FoodMap là Phạm Ngọc Anh Tùng (Tùng Phạm) - người có kinh nghiệm khởi nghiệp hơn 10 năm trong mảng nông nghiệp và đã đi nhiều tỉnh, thành khắp cả nước để tìm hiểu các sản phẩm nông nghiệp đặc sản.

Kết duyên với nông sản

Sinh ra và lớn lên tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tùng Phạm học chuyên ngành điện tử - tự động hóa tại Trường ĐH Bách khoa TP HCM và từng đoạt nhiều giải thưởng về chế tạo robot. Đến năm thứ 3 đại học, anh quyết định rời giảng đường để theo đuổi đam mê trong lĩnh vực ứng dụng tự động hóa vào nông nghiệp cho các tập đoàn lớn.

Tùng Phạm đã dành gần 3 năm đầu cho vị trí giám đốc nông trại Cầu Đất Farm, cùng các cộng sự xây dựng và đặt nền móng cho một nông trại rộng hơn 225 ha ở TP Đà Lạt. "Đó là khoảng thời gian cho tôi nhiều kinh nghiệm, được đi, được trải nghiệm ở nhiều góc nhìn trong chuỗi cung ứng nông nghiệp, từ vị trí người trồng, nhà đầu tư đến liên kết nông hộ, xây dựng thương hiệu và xuất khẩu nông sản. Một cơ hội quý giá mà không phải người trẻ nào ở tuổi 25 đều có thể có được" - Phạm Ngọc Anh Tùng nhớ lại.

Đi nhiều nơi và am hiểu về cuộc sống, công việc nhà nông, Tùng Phạm nghĩ mình phải làm cái gì đó để tìm lối đi bền vững cho nông sản Việt. Người làm nông là người tạo ra sản phẩm nhưng họ luôn có mức sống bấp bênh, nhiều rủi ro bởi đầu ra của nông sản chưa ổn định. "FoodMap muốn tạo đầu ra ổn định cho nông dân, trở thành cánh tay nối dài đưa sản phẩm tốt của họ đến với người tiêu dùng, giúp họ nâng cao thu nhập" - Tùng Phạm chia sẻ.

Tùng Phạm và đội ngũ FoodMap đặt niềm tin rất lớn vào nông nghiệp và quyết tâm đi theo con đường này. Tùng Phạm nhận định nông nghiệp và nông sản Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế của mình tại nhiều nước thông qua xuất khẩu. Các nhà đầu tư quốc tế cũng đang đầu tư nhiều tỉ đô-la vào nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, việc quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm trở thành thông tin bắt buộc trên thị trường quốc tế và là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm ở thị trường nội địa. Nếu làm được như vậy, nông nghiệp sẽ là mảng đem lại nguồn thu đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam và là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Giấc mơ xây dựng nông nghiệp bền vững - Ảnh 1.

CEO FoodMap Tùng Phạm trong một buổi diễn thuyết về nông nghiệp sạch

Mô hình O2O2O

Tính đến nay, FoodMap đã hợp tác với hàng trăm nông dân và nhà sản xuất đưa sản phẩm đến khoảng 30 tỉnh, thành. Các mặt hàng chủ yếu tập trung vào nông sản tươi, trái cây, đặc sản và các mặt hàng thân thiện với môi trường và người sử dụng.

CEO FoodMap cho biết do nhu cầu về thực phẩm tươi tăng cao trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, các sàn TMĐT lớn phối hợp ra mắt mảng nông sản, thực phẩm tươi. Trong đó, FoodMap là một trong những start-up (khởi nghiệp) Việt đầu tiên cung cấp sản phẩm nông nghiệp trên kênh trực tuyến, đã được cả 2 sàn TMĐT lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Tiki và Lazada chọn hợp tác khi ra mắt mảng nông sản, thực phẩm tươi.

Không dừng lại ở việc xây dựng nền tảng theo mô hình sàn TMĐT, FoodMap đã đưa vào vận hành cửa hàng kinh doanh nông sản. Cửa hàng đầu tiên của FoodMap nằm tại quận Tân Phú, TP HCM đã khai trương vào ngày 7-11 cho khách hàng tham quan trải nghiệm mua sắm trực tiếp sau 2 năm chỉ bán online.

Việc khai trương cửa hàng đánh dấu việc mở rộng sang mô hình kinh doanh offline của FoodMap. Tuy nhiên, theo giải thích của các lãnh đạo FoodMap, đây là mô hình O2O2O (online to offline to online) nhằm tăng tính tiện lợi cho trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tăng nhận diện cho FoodMap trên thị trường. FoodMap đang cho thấy những chiến lược mới sau khi start-up này nhận đầu tư 500.000 USD từ quỹ Wavemaker Partners (Mỹ) cách đây không lâu.

"Đường còn rất dài và FoodMap chỉ mới ở những bước đầu tiên. May mắn lớn nhất của chúng tôi là có được những người đồng hành đầy nhiệt huyết. Vì điều này, FoodMap sẽ nỗ lực hết sức cho giấc mơ của mình: giấc mơ xây dựng nông nghiệp bền vững" - Tùng Phạm chia sẻ.

FoodMap vượt qua gần 600 đội từ các quốc gia khác để giành giải “Sáng kiến có tác động lớn nhất” (Most Impactful Innovation) tại vòng chung kết Asia Innovates 2019 do Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh và Quỹ Newton tổ chức. Giải thưởng dành cho các start-up, tập thể nhà nghiên cứu, viện khoa học có những phát minh, những giải pháp đột phá trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường, xã hội.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo