xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giấc mơ lao động Việt không… tụt hậu

Khánh Nguyên (Báo Đất Việt)

Gần như chắc chắn rằng, người Việt sẽ phải tự mình gượng dậy trên một mảnh đất không còn nhiều mầu mỡ

Không phải lần đầu tiên lao động Việt khiến các nhà tuyển dụng nước ngoài chau mày nhăn trán vì sự "an phận" của mình. Dù theo cam kết đầu tư, những vị trí thu nhập cao chót vót tại doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam luôn ưu tiên lựa chọn người bản địa, nhưng rất ít người Việt nắm bắt được cơ hội này.

Thống kê của Navigos Search, công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao thuộc tập đoàn Navigos Group cho thấy thực tế lao động Việt gần như không ứng tuyển vào những vị trí giám đốc điều hành, giám đốc công nghệ với mức lương lên tới hơn 10.000 USD/tháng.

Điều này chỉ nối dài và chứng minh rõ hơn nhận định đã được đưa ra từ 5-6 năm nay của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) hay Ngân hàng Thế giới (World Bank), đó là lao động Việt thiếu kỹ năng trong các công việc đòi hỏi kỹ thuật, chuyên môn cao hoặc các vị trí quản lý cấp trung trở lên. Như vậy, đã 8 năm từ bài học Intel muốn vào Việt Nam nhưng không tuyển đủ nhân lực, chúng ta vẫn chưa tiến thêm được bước nào đáng kể.

Hẳn nhiên, đó là điều gây ra nhiều sự thất vọng. Về phía các nhà đầu tư nước ngoài, lời than thở của họ về việc khó tuyển lao động tay nghề cao, hoặc quản lý cấp trung người Việt Nam hàm chứa đến trên 50% sự thật. Sẽ khó hơn rất nhiều nếu muốn lựa chọn những nhân sự nước ngoài với mức lương cao hơn, cộng với các chính sách ưu ái cho cả gia đình họ, bởi những đòi hỏi cao hơn về mức lương, cộng với các chính sách ưu ái khi họ chuyển cả gia đình sang Việt Nam sinh sống. Khả năng họ đảm nhận công việc lâu dài cũng là một dấu hỏi lớn, và điều này đương nhiên không có lợi cho nhà tuyển dụng.

Cánh cửa lao động nội khối ASEAN mở rộng từ 1-1-2018, đúng theo cam kết khi Việt Nam tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN khiến các doanh nghiệp nước ngoài có thêm các ứng viên từ Thái Lan, Philippines, Indonesia… nhưng phương án này hiện mới đang ở dạng tiềm năng.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nỗi buồn chứa chất trong lòng người Việt càng thêm đắng chát.

Thứ nhất, chúng ta đang ngày càng tụt hậu về năng suất lao động so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Năng suất lao động của Việt Nam thua kém cả Lào, và điều này đã diễn ra từ năm 2013 cho tới nay.

Không ứng tuyển các vị trí tuyển dụng lương đến hơn 10.000 USD/tháng, nhưng lại phải nếm trái đắng năng suất lao động này. Hai điều tưởng như nghịch dị ấy hóa ra lại là hệ quả tất yếu của nhau. Bởi lẽ, trong nhiều năm nay, như ghi nhận của nhiều chuyên gia uy tín, năng suất lao động tăng chủ yếu dựa vào tăng quy mô vốn.

Điều dĩ nhiên không thể mãi mãi kéo dài. Đặc biệt, hiệu quả sử dụng vốn đang được ghi nhận là thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015 ghi nhận, hệ số ICOR của Việt Nam 2011-2013 (6,99), cao hơn của Indonesia (4,64), Lào (2,59), Malaysia (5,40), Philippines (4,10), Trung Quốc (6,40). Đồng nghĩa, khả năng để cải thiện rút ngắn khoảng cách với các nước khác ngày càng khó khăn, trong khi các nước còn nhiều tiềm năng đứng sau vẫn đang đua hết tốc lực để vượt qua chỉ số của Việt Nam.

Thứ hai, thảm đỏ FDI được trải ra để mời gọi các nhà đầu tư, nhưng với tình trạng hiện tại, không thể phủ nhận, cái mà người lao động nhận được mới chỉ là những công việc với mức lương khiêm tốn. Chúng ta đã chưa có sự chuẩn bị đầy đủ để tận dụng ưu thế khi được tiếp xúc với những guồng máy sản xuất tiên tiến hơn gấp bội. Không quá lo xa khi tính tới viễn cảnh ưu đãi cạn, thời kỳ dân số vàng đã qua đi hoặc các nước phát triển sau Việt Nam mở rộng cánh cửa hơn, họ sẽ ra đi và công việc gia công giá rẻ cũng không còn.

Giấc mơ lao động Việt không… tụt hậu - Ảnh 1.

Thứ ba, xét ở một khía cạnh khác, người Việt đã không học gì được từ làn sóng công nghiệp tạm cho là hiện đại hơn dồn dập đổ vào xứ sở này. Giấc mơ trở thành một nền kinh tế tự chủ như Hàn Quốc sẽ càng thêm xa vời khi hầu hết lợi thế đã bị các khối doanh nghiệp truyền thống, trong đó doanh nghiệp FDI hút cạn.

Dù quyết tâm cải cách mô hình tăng trưởng, chú trọng hơn tăng trưởng về chất được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng với tiềm lực hiện tại của các khối doanh nghiệp trong nước, sẽ vô cùng khó khăn. Lại xuất hiện vòng luẩn quẩn muốn cải cách phải có nền tảng nhân lực, công nghệ, kỹ thuật… những thứ không đột nhiên xuất hiện ngày một ngày hai. Gần như chắc chắn rằng, người Việt sẽ phải tự mình gượng dậy trên một mảnh đất không còn nhiều mầu mỡ.

Trở lại với hiện tại, cánh cửa AEC đã mở ra hoàn toàn. Các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài sẽ bớt áp lực phải đào tạo người Việt để làm việc trên đất Việt, mà có thể có nhiều lựa chọn khác. Thậm chí, lao động Việt buộc phải cạnh tranh để nhận được việc, dù thu nhập không cao. Con số lao động thất nghiệp vẫn đang ở mức cao mở ra cả khả năng, người Việt phải tha hương để tìm kiếm công việc có thu nhập đủ để tồn tại.

Vậy giải pháp là gì? Để tìm ra một giải pháp tổng thể, đó là việc của nhiều bộ óc sáng láng, thấu hiểu về kinh tế phát triển, tận tường điểm mạnh, điểm yếu của kinh tế Việt Nam. Vài nét phác thảo, theo thiển ý của người viết, mong chỉ được xem như đóng góp của một người dành nhiều quan tâm cũng như hi vọng về sự phát triển kinh tế nước nhà.

Nguyên tắc chung cần hướng tới là làm sao để nền kinh tế tạo ra lợi nhuận thật, tuân thủ đúng quy luật của một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Việc đầu tiên là không được đặt lên hàng đầu nữa những mục tiêu phi kinh tế, đi cùng với đó là các biện pháp can thiệp về mặt kỹ thuật chỉ để đạt được thành tích đẹp. Sự thật nếu cứ mãi bị che giấu, lại được bổ sung các yếu tố gây méo mó, lệch lạc, sẽ không có căn cứ để định ra con đường đúng.

Từ tư duy đó, phải triệt để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo về đích đúng kế hoạch năm 2020. Nếu nền kinh tế được giải phóng khỏi những gánh nặng phi thị trường, tự nó sẽ tạo ra được những sự điều chỉnh về cơ cấu và nhu cầu nhân lực, đòi hỏi sự đáp ứng thực tế, đúng theo nguyên tắc của kinh tế thị trường. Ngoài ra, khi không bị chiếm dụng ưu đãi và nguồn lực, các bộ phận kinh tế có tiềm năng sẽ thêm điều kiện phát triển.

Đấy cũng là tiền đề để kiên quyết thực hiện tinh giản biên chế. Từ lâu, bộ máy biên chế nhà nước cồng kềnh, tạo ra những chi phí không chính thức được nhận diện như một trong những nhân tố chính cản bước doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu đột ngột cắt giảm một phần không nhỏ bộ phận lao động này, sức ép cho sự ổn định của an sinh xã hội mà không phải phụ thuộc vào việc làm từ doanh nghiệp FDI là không hề nhỏ. Trừ khi người Việt có thể tự tin và đàng hoàng tạo ra việc làm cho người Việt.

Tóm lại, nếu giấc mơ khẳng định vị thế chưa đủ sức thuyết phục thì kịch bản tụt hậu, mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình sẽ buộc chúng ta phải bước đi. Mà cũng không thể đi chậm mà chắc, như lời xoa dịu những người Việt lạc quan bởi nếu các nước khác đi cùng tốc độ Việt Nam, khoảng cách giữa chúng ta với họ không bao giờ thu ngắn lại.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo