xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gặp sếp trái tính – “lính” phải làm sao?

Theo vncareer

Bất kì ai trong môi trường công sở cũng có thể đụng phải một vị sếp "hắc ám" trái tính trái nết đến từ… địa ngục. Làm cách vào để có thể chinh phục vị sếp trí tính của mình mà vẫn có thể yên tâm phát triển bản thân.


Dưới đây là một số tuyệt chiêu mà vncareer gợi ý cho bạn để cải thiện tình hình với vị sếp trái tính biến môi trường công sở "dễ thở" và làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.

Nắm rõ nguyên tắc của sếp

Sự khó tính của sếp sẽ không có cơ hội bộc lộ ra ngoài nếu như nhân viên không tôn trọng nguyên tắc làm việc của họ. Họ sẽ cảm thấy thoải mái nếu như bạn thực hiện đúng nguyên tắc làm việc của họ. Nên tránh những điều ảnh hưởng hoặc vi phạm những nguyên tắc đó.

Gặp sếp trái tính – “lính” phải làm sao? - Ảnh 1.

Mọi nhân viên cần phải năm rõ nguyên tắc của sếp để làm việc hiệu quả hơn

Hãy giành chút thời gian quan sát, tìm hiểu về con người sếp, cách làm việc, cách quản lý, những điều sếp thích và đặc biệt là những điều làm sếp khó chịu. Tất cả điều này đều được thể hiện trong quá trình giao tiếp với những người xung quanh và đặc biệt là cách xử lý những vấn đề nào đó.

Nếu như bạn là nhân viên mới, hãy nhanh chóng hỏi thăm, nói chuyện với những người đã làm ở công ty trước đó để hiểu hơn về công việc và cả sếp nữa.

Ghi chép lại mọi trao đổi

Hãy đảm bảo rằng tất cả các cuộc trao đổi liên quan đến công việc đều phải được ghi lại bằng văn bản và gửi cho các bên liên quan xem qua hoặc có thể ký nháy vào đó. Nếu trong cuộc họp nhỏ chỉ có bạn và sếp, hãy nhớ rằng bạn sẽ ghi âm hoặc làm một biên bản cuộc họp nho nhỏ gửi cho những người tham gia để tổng hợp lại ý kiến và ghi chú lại những việc cần làm tránh bỏ sót hoặc sai sót ở hạng mục nào đó.

Gặp sếp trái tính – “lính” phải làm sao? - Ảnh 2.

Luôn luôn chủ động trong công việc và kiểm soát mọi hoạt động diễn ra để công việc hiệu quả nhất, dù sếp có trái tính thế nào cũng khó có thể bắt bẻ bạn

Nếu như sếp giao việc cho bạn ở trong một cuộc trao đổi ngắn bằng miệng, bạn có thể gửi cho sếp một email tóm tắt và xác nhận lại một lần nữa để đảm bảo rằng mình đã hiểu đúng và hiểu đầy đủ những công việc mà sếp giao. Việc làm này là rất cần thiết, đặc biệt là sếp đổi ý hoặc quên mất rằng đã giao cho bạn những việc làm như vậy trong khi bạn đã thực hiện xong công việc. Mọi ghi chép cũng giúp bạn tự tin hơn rất nhiều, không phải lo sợ mình đã làm sai hoặc hiểu nhầm ý của sếp.

Bình tĩnh khi bị khiến trách

Đừng cố thanh minh hay gân cổ cãi đến cùng một vấn đề nào đó mà sếp chưa hài lòng và khiển trách bạn. Ứng xử thông minh nhất lúc này là hãy giữ chừng mực và lắng nghe những lời sếp nói rồi tìm cách khắc phục.

Trong trường hợp bạn chắc chắn là mình làm đúng cũng đừng cố cãi lấy được, hai bên có thể bình tĩnh ngồi lại trao đổi với nhau trên tinh thần trách nhiệm và xây dựng công ty thêm phát triển. Thái độ của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc sếp có thể điều chỉnh bản thân theo hướng ôn hòa hơn.

Chủ động trong công việc

Thay vì phản đối hoặc phản kháng lại thái độ của sếp bằng nhiều cách thì hãy kiên nhẫn chứng tỏ năng lực của bản thân trong công việc. Thái độ phản kháng chỉ làm sếp có thêm thành kiến đối với bạn, trong khi sự cần cù, nhẫn lại, cần cù trong công việc thì ít có vị sếp nào có thể bắt bẻ được bạn. Luôn chủ động và nắm vững công việc của mình. Đây cũng là một cách cải thiện khuyết điểm của mình để giải quyết công việc và cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo.

Gặp sếp trái tính – “lính” phải làm sao? - Ảnh 3.

Không nên đôi co, tranh cãi với sếp về bất cứ vấn đề gì trong công việc, nhất là những lúc sếp trái tính

Luôn luôn chủ động trong công việc và kiểm soát mọi hoạt động diễn ra để công việc hiệu quả nhất, dù sếp có trái tính thế nào cũng khó có thể bắt bẻ bạn

Đừng ngại ngần… sa thải sếp

Nếu như tất cả những cố gắng của bạn đều không vừa lòng sếp, trong khi những điều đó lại rất có lợi cho doanh nghiệp mà vị sếp của bạn vẫn cứ cố tạo áp lực, gây khó dễ cho bạn thì hãy nói chuyện với sếp. Cả sếp và nhân viên sẽ cùng ngồi lại với nhau, trao đổi thẳng thắn quan điểm của mình để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết.

Cuộc thương thảo không thành công trong trường hợp bạn đúng, còn vị sếp kia không hợp tác thì nên báo cáo với lãnh đạo cao hơn. Đừng ngần ngạị tố cáo những hành động chưa được, những việc làm gây tổn thất cho công ty để ban lãnh đạo có biên pháp xử lý. Trường hợp ban lãnh đạo cũng gây khó khăn cho bạn thì hãy sẵn sàng cho việc chuyển công tác mà đừng hối tiếc điều gì cả.

Hi vọng rằng những gợi ý trên đây của vncareer sẽ giúp bạn thoát khỏi những vị sếp trái tính để có môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo