xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để họ tụt lại phía sau

An Chi

Dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN).

Do thiếu đơn hàng và khan hiếm nguyên liệu sản xuất, nhiều DN đã phải thu hẹp sản xuất, dẫn đến tình trạng công nhân mất việc, thiếu việc làm. Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đã đề xuất Chính phủ dành 3.000 - 5.000 tỉ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại và cấp chứng chỉ cho khoảng 1 triệu lao động thuộc diện này.

Theo đại diện Bộ LĐ-TB-XH, nếu được Chính phủ thông qua, việc thực hiện chính sách hỗ trợ này không khó bởi các quy định hiện hành đã có. Được đào tạo lại sẽ giúp người lao động (NLĐ) nâng cao kỹ năng, trình độ nghề và sớm quay lại thị trường lao động.

Đề xuất này của Bộ LĐ-TB-XH được các DN tán thành và ủng hộ. Theo các chuyên gia lao động, để có thể thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, chất lượng lao động Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn ở trong tình trạng thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao. Đáng lo hơn cả là tỉ lệ lao động được đào tạo nghề bài bản còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu.

Đừng để họ tụt lại phía sau - Ảnh 1.

Đào tạo lại tay nghề cho người lao động là yêu cầu sống còn trong bối cảnh hội nhập Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Đề cập thực trạng này, ông Trương Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Toàn Thắng (KCN Bình Chiểu; quận Thủ Đức, TP HCM), dẫn chứng: "Lao động có bằng cấp sau khi tuyển dụng vẫn phải đào tạo lại bởi họ còn yếu kỹ năng nghề, thiếu cơ hội cọ xát thực tế.

Việc này khiến DN tốn thêm một khoản kinh phí không nhỏ và đây chính là bài toán nan giải trong bối cảnh hội nhập, khi việc đào tạo NLĐ đủ tiêu chuẩn, điều kiện để tiếp cận công nghệ mới là yêu cầu bắt buộc. Đừng để NLĐ bị tụt lại phía sau".

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, một khi bị DN đào thải, lao động thất nghiệp rất khó tìm việc làm mới bởi hầu hết không có trình độ tay nghề, khả năng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật hiện đại có nhiều hạn chế; tuổi đời, tuổi nghề đã cao.

Do vậy, nếu đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH được chấp nhận và triển khai thực hiện bài bản sẽ tạo cơ hội có việc làm bền vững và thu nhập ổn định cho lao động mất việc. Đây cũng là cơ hội cho các DN đổi mới công nghệ, sắp xếp, cơ cấu lại ngành nghề sản xuất - kinh doanh, vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo