xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để bị “sập bẫy”

Bài và ảnh: Bảo Nghi

Nhiều trường hợp người lao động mất bình tĩnh, không tìm hiểu kỹ, đọc kỹ các yêu cầu của doanh nghiệp nên bị thiệt thòi về quyền lợi

“Sau thời gian nghỉ Tết, do gia đình có việc đột xuất nên tôi trở lại muộn. Vì lý do này, tôi bị công ty sa thải. Thế nhưng công ty lại buộc tôi ký vào đơn xin nghỉ việc, sau đó buộc tôi bồi thường 1/2 tháng tiền lương”. Đây là bức xúc của chị Nguyễn Thị Mai khi bị Công ty G.G (Bình Dương) sa thải, buộc bồi thường 1/2 tháng tiền lương.

Cố tình lập lờ

Sau khi nghỉ việc mà không xin phép, chị Mai trở lại làm việc thì được công ty đưa cho tờ đơn với tiêu đề “Đơn xin nghỉ việc”. Tờ đơn có rất nhiều nội dung được đánh máy sẵn như: lương thấp, được thông báo nghỉ việc, sa thải… “Họ yêu cầu tôi đánh vào ô sa thải và nghỉ việc. Đến khi nhận lương, tôi mới biết mình bị trừ 1/2 tháng lương do vi phạm thời gian báo trước. Không đồng ý, tôi khiếu nại đến Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương. Tại đây, đại diện Công ty G.G cho rằng tôi đã vi phạm thời gian báo trước nên phải bồi thường” - chị Mai kể.

Chị Mai cho rằng nếu chiếu theo quy định của pháp luật lao động thì chị bị sa thải do nghỉ việc quá 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng. Trong trường hợp này, chị không phải bồi thường. “Công ty gài bẫy tôi, đưa cho tôi rất nhiều giấy tờ, buộc tôi phải ký gấp nên tôi chỉ đọc qua loa và đánh dấu vào ô sa thải trong đơn xin nghỉ việc theo gợi ý của công ty, còn các tờ giấy khác tôi không đọc. Không riêng tôi mà tất cả người lao động (NLĐ) khi nghỉ việc quá thời gian quy định đều bị xử như vậy” - chị Mai bức xúc.

Người lao động phải tìm hiểu kỹ các đề nghị của doanh nghiệp trước khi thỏa thuận để tránh thiệt thòi
Người lao động phải tìm hiểu kỹ các đề nghị của doanh nghiệp trước khi thỏa thuận để tránh thiệt thòi

Không “gài bẫy” NLĐ ký vào các giấy tờ như kể trên mà một doanh nghiệp (DN) khác ở TP HCM lại cố tình đẩy NLĐ vào chỗ vi phạm nội quy để sa thải. Chị Bùi Thị Thanh và quản đốc phân xưởng xảy ra mâu thuẫn không liên quan đến công việc. Trong một lần tranh luận, vị quản đốc này đã đuổi chị Thanh ra khỏi xưởng và cấm chị vào làm việc. Chị Thanh nói: “Khi đó, do tức giận và tự ái nên những ngày sau tôi không vào công ty làm việc. Lấy lý do tôi tự ý nghỉ việc, quản đốc đề nghị công ty xử lý kỷ luật sa thải. Nếu tôi biết kiềm chế, báo cáo sự việc cho công ty thì không bị mất việc oan uổng như vậy”.

Việc “cấm cửa” NLĐ cũng xảy ra tại một công ty có trụ sở ở quận 12 (TP HCM). Sau khi xảy ra mâu thuẫn, công ty buộc anh Trần Văn Tuân không được vào công ty. Anh Tuân đề nghị công ty ban hành quyết định nhưng giám đốc không đồng ý và ra lệnh cho bảo vệ không cho anh Tuân vào. “Không cho tôi vào làm việc nhưng sau đó, công ty lại ra quyết định sa thải tôi với lý do nghỉ việc quá 5 ngày trong tháng. Không ngờ một DN tên tuổi mà lại hành xử trẻ con như vậy” - anh Tuân ngán ngẩm.

Phải đọc kỹ trước khi ký

Luật sư Nguyễn Văn Cường, Đoàn Luật sư TP HCM, cho biết trong quá trình tư vấn, ông gặp rất nhiều trường hợp NLĐ bị thiệt thòi do không đọc kỹ các văn bản trước khi ký thỏa thuận. Cũng có trường hợp do hấp tấp, nóng nảy mà NLĐ “dính bẫy” của DN. Luật sư Cường nói: “Vì DN có sự chuẩn bị trước nên các bước thủ tục đều đúng pháp luật, do vậy NLĐ có kiện cũng khó thắng”.

Đối với trường hợp của chị Mai, luật sư Cường cho biết đơn xin nghỉ việc mà DN gửi chị Mai chằng chịt thông tin và mâu thuẫn nhau, tiêu đề là đơn xin nghỉ việc nhưng lý do để sa thải. “Một khi chị Mai đã ký vào đơn xin nghỉ việc thì việc bảo vệ quyền lợi cho chị Mai sẽ gặp khó khăn” - luật sư Cường nói. Các trường hợp còn lại rõ ràng DN có chủ đích ngăn cấm NLĐ vào làm việc nhưng sau đó lại đổ lỗi cho NLĐ tự ý nghỉ việc để sa thải. “Trong các trường hợp này, NLĐ phải kiên quyết đề nghị DN ban hành quyết định cho thôi việc hoặc yêu cầu nhân viên bảo vệ ký xác nhận việc mình bị ngăn cấm vào công ty. Như vậy mới có căn cứ chứng minh mình không phạm lỗi khi vụ việc được đưa đến các cơ quan chức năng giải quyết” - luật sư Cường khuyến cáo.

Phải bình tĩnh, cân nhắc kỹ

Là người thường xuyên tham gia giải quyết khiếu nại của NLĐ, ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, trăn trở: “Nhiều khi biết là NLĐ bị DN gài bẫy nhưng không biết làm sao để bảo vệ vì NLĐ đã ký vào đơn hoặc không có mặt tại nơi làm việc nhiều ngày... Tôi đề nghị NLĐ trong quá trình làm việc, nếu xảy ra những vấn đề mà mình chưa rõ thì phải bình tĩnh, cân nhắc kỹ. Nếu có điều gì chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo