xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lừa đảo xuất khẩu lao động: Cơ quan chức năng vào cuộc

Bài và ảnh: GIANG NAM

Trước thực trạng lừa đảo người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lao động ngày một nhiều, các cơ quan chức năng đã lên tiếng, vào cuộc xác minh

Bằng nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng lừa đảo đã dụ dỗ người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) với những lời hứa có cánh và những cam kết rất chắc chắn nhưng không thực hiện. Khi nhận thấy dấu hiệu lừa dối, người lao động (NLĐ) đã tố cáo với các cơ quan chức năng.

Nhận biết dấu hiệu lừa đảo

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab), thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng việc NLĐ bị lừa trong quá trình tìm kiếm cơ hội đi nước ngoài làm việc, đặc biệt là đi Hàn và đi Nhật xảy ra rất nhiều. Với chức năng của mình, Dolab đã liên tục đưa ra những cảnh báo, tham mưu cho các cơ quan chức năng nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Nhiều vụ việc được cảnh báo kịp thời, nhiều vụ việc được báo chí phanh phui, Dolab cũng có văn bản kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, khởi tố... để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.

Lừa đảo xuất khẩu lao động: Cơ quan chức năng vào cuộc - Ảnh 1.

Người lao động nên tìm hiểu kỹ trước khi chọn dịch vụ đi xuất khẩu lao động để tránh “tiền mất, tật mang”

Hiện nay, ngoài thông tin chính thống trên báo chí, hệ thống thông tin trực tiếp đến người dân qua nhiều phương tiện khác nhau cũng được triển khai để người dân nắm rõ các thông tin liên quan đến XKLĐ. Tại những địa phương có đông người dân đi XKLĐ, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã, thậm chí đến thôn, bản cũng có những thông tin rõ ràng để người dân nắm và tìm đến các địa chỉ tin cậy nếu có nhu cầu đi XKLĐ. Ở một góc độ nào đó, người dân cũng có phần lỗi khi để bị lừa. Nhiều người vì biết mình không đủ tiêu chuẩn nhưng khi được các công ty lừa đảo hứa hẹn, cam kết đi được dẫn đến bị lừa.

Với thị trường Hàn Quốc, Dolab là đơn vị duy nhất trên cả nước tổ chức kỳ thi năng lực tiếng Hàn và tiến hành tất cả các thủ tục đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc. Các đợt thi tiếng đều được Dolab công khai và thông tin rộng rãi để người dân biết mà đăng ký. Theo bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng Phòng Thông tin Dolab, hiện chỉ có 3 hình thức đưa NLĐ Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc. Thứ nhất là chương trình cấp phép việc làm (chương trình EPS, visa E9). Thứ hai là chương trình thuyền viên làm việc trên tàu đánh cá và chương trình lao động kỹ thuật cao (visa E7). Thứ ba, từ năm 2018 Chính phủ đồng ý cho thí điểm đưa lao động thời vụ 3 tháng sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thông qua hợp tác giữa hai địa phương hai nước.

Do đó, nếu doanh nghiệp nào nhận đưa lao động sang Hàn Quốc bằng các loại hình khác như: Đi bằng visa du lịch, hay dạng vừa học vừa làm là không đúng quy định, có dấu hiệu lừa đảo. Công ty nào hứa với NLĐ chỉ cần nộp nhiều tiền sẽ không cần học tiếng và xuất cảnh nhanh thì NLĐ cần thận trọng.

Trường hợp Công ty TNHH Ngoại ngữ và Dịch thuật quốc tế Hàn Quốc Hana ở TP HCM, Dolab cho rằng vụ việc đã kéo dài, NLĐ đã chịu nhiều ảnh hưởng đến tiền bạc, việc làm cũng như những cơ hội phát triển khác. Vì vậy, việc nhanh chóng xác minh, điều tra vụ việc sẽ do phía Công an TP HCM tiến hành và sớm trả lời cho người bị hại.

Điều tra, xử lý nghiêm

Theo tìm hiểu của phóng viên, Cơ quan CSĐT - Công an TP HCM đã thụ lý vụ việc của đương sự Lê Thị Kim Tiếm - người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Ngoại ngữ và Dịch thuật quốc tế Hàn Quốc Hana.

Kết quả điều tra, xác minh cho biết Công ty TNHH Ngoại ngữ và Dịch thuật quốc tế Hàn Quốc Hana không có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài.

Qua xác minh tại Công an phường Tân Tạo A và Công an phường Tân Tạo, quận Bình Tân, được biết đương sự Lê Thị Kim Tiếm, sinh ngày 16-6-1982, CMND số 301090625 (cấp ngày 11-4-2008 tại Công an tỉnh Long An) hiện không có mặt tại địa phương, đi đâu không rõ và không báo lại chính quyền nơi cư trú.

Cơ quan CSĐT - Công an TP HCM đã phát đi thông báo công khai tìm bà Tiếm để phục vụ công tác điều tra và xử lý vụ việc theo pháp luật hình sự; đồng thời, thông báo tìm người có liên quan, yêu cầu bà Tiếm đến Cơ quan CSĐT - Công an TP HCM để làm rõ những nội dung liên quan đến vụ việc. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo, nếu bà Tiếm không có mặt để làm việc thì Cơ quan CSĐT - Công an TP HCM sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông TRẦN QUỐC HƯNG, Trưởng bộ phận pháp chế Công ty TNHH Esuhai:

Tìm hiểu kỹ trước khi ký hợp đồng

Thường các công ty có dấu hiệu lừa đảo sẽ có chuẩn đầu vào rất thấp, ai họ cũng chào đón miễn là có tiền đóng. Do đó, khi thấy các yêu cầu đầu vào quá đơn giản, người xin đi XKLĐ hãy cẩn trọng, kiểm tra thật kỹ các loại giấy phép của công ty đó, xem xét kỹ từ nơi đào tạo đến số lượng học viên đang theo học tại cơ sở đó. Sau đó, cần kiểm tra thật kỹ thông tin đơn hàng, các điều kiện của đơn hàng cũng như thời gian đào tạo tiếng, học nghề và thời gian xuất cảnh.

Một điều nữa cũng rất quan trọng đó là nhận diện các công ty tạo nguồn. Vì lợi nhuận, họ sẵn sàng làm tất cả để NLĐ đóng tiền rồi... làm lơ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo