xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ĐỀ XUẤT CHỈ ĐƯỢC RÚT 8% BHXH 1 LẦN: Không tạo cú sốc chính sách

NHÓM PHÓNG VIÊN

Để giải quyết căn cơ tình trạng rút BHXH 1 lần, giải pháp thấu đáo nhất, bền vững nhất là tăng cường quyền lợi cho người tham gia

Dự thảo đề cương sửa đổi Luật BHXH đưa ra phương án người lao động (NLĐ) chưa đến tuổi nghỉ hưu mà yêu cầu hưởng BHXH 1 lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào Quỹ BHXH 8% thay vì nhận 22% như quy định hiện nay. Còn phần của người sử dụng lao động (NSDLĐ) đóng - chiếm 14% - sẽ để lại quỹ và sử dụng theo nguyên tắc chia sẻ.

Đề xuất chưa hợp lý

Nhiều cán bộ Công đoàn, thậm chí cán bộ nhân sự tại các doanh nghiệp (DN), không đồng tình với đề xuất nêu trên.

Bà Hà Thị Phương Anh, Chủ tịch Công đoàn Công ty May Liên doanh Plummy (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) - có trên 700 NLĐ, bày tỏ: "Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH 1 lần là không hợp lý, gây thiệt thòi cho NLĐ, làm giảm lòng tin của họ với BHXH. Dù 14% đóng BHXH hằng tháng là phần của NSDLĐ thì đây cũng là công sức của NLĐ. Họ gắn bó, cống hiến cho DN và được DN đóng bảo BHXH để bảo đảm an sinh tuổi già".

ĐỀ XUẤT CHỈ ĐƯỢC RÚT 8% BHXH 1 LẦN: Không tạo cú sốc chính sách - Ảnh 1.

Tăng quyền lợi BHXH cho người tham gia cũng là cách giữ họ ở lai với hệ thống an sinh. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Theo nhiều cán bộ Công đoàn, thực tế, không ai muốn rút BHXH 1 lần. Chỉ khi nào NLĐ gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống cần đến tài chính hoặc có những kế hoạch riêng thì họ mới tính đến phương án này. Do vậy, việc giữ lại khoản đóng góp của NSDLĐ như đề xuất càng làm giảm lòng tin của NLĐ với chính sách BHXH. Nếu phương án này được áp dụng sẽ khó thuyết phục NLĐ tham gia BHXH hay các chính sách tương tự khác.

Thậm chí, nhiều cán bộ Công đoàn cho rằng nếu phương án này được ban hành nhằm làm giảm tình trạng rút BHXH 1 lần thì còn phản tác dụng. Hiện nay, khi các cơ quan chưa có giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này thì cách phù hợp nhất vẫn là tuyên truyền, vận động để NLĐ hiểu về ý nghĩa của BHXH, những mặt được và thiệt thòi khi rút BHXH 1 lần chứ không nên áp dụng việc giữ lại một phần lớn tiền BHXH của họ.

Bà Vũ Thị Hồng Hạnh, cán bộ Công đoàn Công ty TNHH Điện tử ASTI Hà Nội (KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội) - với trên 1.200 lao động, cũng nhận xét phương án trên là không hợp lý. Thời gian gần đây, tình trạng NLĐ xin rút BHXH 1 lần tăng lên nhiều. Nhìn chung, đa số NLĐ lo ngại trước những quy định ngày càng thắt chặt đối với việc rút BHXH 1 lần, trong khi họ lại cần rút vì có những kế hoạch tài chính riêng.

"Đối với phương án NLĐ chưa đến tuổi nghỉ hưu mà yêu cầu hưởng BHXH 1 lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào quỹ BHXH 8% thay vì nhận 22%, theo tôi sẽ chỉ càng gây thêm sự bó buộc cho NLĐ, khiến họ lo ngại và cố gắng rút BHXH 1 lần nhanh hơn mà thôi" - bà Hạnh băn khoăn.

Nhiều cán bộ Công đoàn cũng cho rằng để hạn chế tình trạng nhận BHXH 1 lần, cơ quan BHXH cần có những giải pháp căn cơ hơn, thậm chí phải tháo gỡ những bó buộc trong quy định của ngành, chứ không phải đẩy phần khó về phía NLĐ như vậy.

Chính sách cần đi vào cuộc sống

Trao đổi với chúng tôi, những người phụ trách nhân sự tại nhiều DN cũng không đồng tình với đề xuất về việc NLĐ chỉ được rút BHXH 1 lần 8%, thay vì như trước đây là 22%.

Quản lý nhân sự ở một DN có 9.000 lao động tại tỉnh Bình Dương nhìn nhận: "Đề xuất như vậy là không công bằng với NLĐ. Trong bối cảnh chúng ta đang khuyến khích NLĐ tham gia BHXH, việc đưa ra đề xuất này là không hợp tình, hợp lý. Phần 14% đó là của DN đóng cho NLĐ. Bản thân NLĐ đã chịu thiệt thòi khi nhiều DN cố tình không đưa các khoản phụ cấp vào lương để "né" đóng BHXH, giờ còn đề xuất giữ lại 14% nữa thì quá bất công với họ". Theo vị này, đề xuất nêu trên có nguy cơ dẫn đến những bất ổn trong mối quan hệ lao động tại các DN.

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, quy định chế độ BHXH 1 lần nhằm đáp ứng linh hoạt nhu cầu cấp bách của một bộ phận NLĐ khi mất việc làm mà cuộc sống gặp khó khăn. Việc NLĐ nhận BHXH 1 lần là rất thiệt thòi cho họ vì tự tước bỏ các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đặc biệt là rời bỏ những chế độ dài hạn như hưu trí, tử tuất.

Ông Lê Đình Quảng cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến NLĐ hưởng BHXH 1 lần nhưng căn bản nhất là hiện nay, đời sống của nhiều người hết sức khó khăn. Một nguyên nhân quan trọng nữa là dịch COVID-19 khiến nhiều NLĐ mất việc làm. Trong khi đó, chính sách BHXH chưa thực sự hấp dẫn và linh hoạt nên chưa tạo được niềm tin để thu hút đông đảo NLĐ gắn bó lâu dài với hệ thống này.

Để giải quyết căn cơ tình trạng NLĐ rút BHXH 1 lần, theo ông Lê Đình Quảng, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài. Trong đó, quan trọng nhất là tạo được niềm tin và sự đồng thuận của NLĐ. Giải pháp căn cơ nhất, bền vững nhất là tăng cường quyền lợi cho NLĐ. Việc tăng quyền lợi BHXH cho người tham gia cũng là cách giữ họ ở lại hệ thống an sinh, thay vì là những giải pháp tạm thời.

"Đối với đề xuất NLĐ chỉ được rút 8% BHXH 1 lần, tôi cho rằng đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp. Do đó, cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện, không tạo cú sốc về chính sách. Cần cân nhắc để quy định lộ trình áp dụng thay đổi mức hưởng cho phù hợp, tránh gây sốc cho NLĐ" - ông Lê Đình Quảng nhìn nhận.

Hà Nội: Gần 1 triệu lao động bị nợ đóng BHXH

BHXH Hà Nội cho biết tính đến đầu tháng 10-2022, TP còn gần 79.000 đơn vị, DN nợ đóng BHXH của gần 1 triệu NLĐ với số tiền hơn 5.101 tỉ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số tiền nợ BHXH giảm gần 183 tỉ đồng nhưng vẫn chiếm 8,87% tổng số tiền cần thu. Đáng chú ý, số nợ phải tính lãi là hơn 1.813 tỉ đồng - tăng 205,8 tỉ đồng so với thời điểm cuối năm 2021. Trong đó, có tới 3.543 đơn vị nợ kéo dài từ 2 năm trở lên với số tiền hơn 1.450 tỉ đồng - tăng hơn 138 tỉ đồng so với cuối năm trước.

Tại buổi đối thoại với 150 đơn vị, DN chậm đóng BHXH do BHXH TP Hà Nội tổ chức mới đây, đại diện nhiều đơn vị sử dụng lao động cho biết việc nợ đóng, chậm đóng BHXH của NLĐ là do DN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, dẫn đến giảm doanh thu sâu hoặc thua lỗ, không đủ khả năng tài chính. Một số đơn vị, DN tuy không thua lỗ nhưng do chưa thu được nợ từ đối tác nên tạm thời khan hiếm dòng tiền vận hành bộ máy, trong đó có việc chi lương, đóng BHXH cho NLĐ.

Phó Giám đốc điều hành BHXH TP Hà Nội Vũ Đức Thuật cho biết các cơ quan chức năng không thể "khoanh nợ", càng không thể giải quyết các chế độ BHXH trong khoảng thời gian DN nợ gốc. Để bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, cách tốt nhất là NSDLĐ cần hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm đóng BHXH.

D.Thu

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo