xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề án đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có nguy cơ “chết yểu”

Nguyệt Tạ (Báo Dân Việt)

Mất rất nhiều thời gian soạn dự thảo, lấy ý kiến, nhưng đến nay, đề án đưa lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài vẫn chưa thể hoàn tất. Theo các chuyên gia lao động, đề án này là cần thiết, tuy nhiên, nếu không được chuẩn bị kỹ sẽ dễ "chết yểu"

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang xây dựng đề án hơn 1.300 tỉ đồng để đưa khoảng 57.000 cử nhân thất nghiệp đi lao động ở nước ngoài từ nay tới năm 2025. Mục tiêu của đề án là đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ra nước ngoài làm việc, từ đó giảm áp lực nguồn cung việc làm từ trong nước, giảm tỉ lệ thất nghiệp của một bộ phận sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Số tiền đầu tư quá lớn

Trước đó, trao đổi với phóng viên ông Tống Hải Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, cụ thể, trong giai đoạn 1 (2018-2020) sẽ đưa khoảng 17.700 lao động có trình độ chuyên môn sang làm việc tại CHLB Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó, tới năm 2020 sẽ đưa khoảng 3.750 lao động làm điều dưỡng, hộ lý và 7.500 kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, công nghệ vật lý, sinh học sang Đức. Khoảng 1.500 lao động là điều dưỡng chăm sóc người già, người bệnh và 3.000 kỹ sư công nghệ thông tin và cơ khí sẽ được đưa sang Nhật Bản. Cùng với đó, 1.800 kỹ sư cơ khí, hàn, đầu bếp, công nghệ thông tin điện tử và 150 người thuộc nhóm nghề dịch vụ (đầu bếp, khách sạn, nhà hàng) sẽ được đưa sang Hàn Quốc.

Giai đoạn 2 (từ năm 2020-2025) sẽ đưa sang các thị trường này 39.395 lao động có chuyên môn kỹ thuật. Trong đó, sẽ có 8.325 lao động là điều dưỡng, hộ lý và 16.700 lao động các nghề kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, công nghệ vật lý, sinh học… đi làm việc tại Đức. Khoảng 3.335 lao động là điều dưỡng, hộ lý và 6.670 lao động các nghề kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, công nghệ vật lý, sinh học đi làm việc tại Nhật Bản. Đối với thị trường Hàn Quốc, tới năm 2025 sẽ đưa sang 3.965 lao động làm việc ở nhóm ngành công nghệ và 400 lao động ở nhóm nghề dịch vụ.

Đề án đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có nguy cơ “chết yểu” - Ảnh 1.

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Tống Hải Nam khẳng định, dự án chưa được phê duyệt vì sau khi trình dự thảo lấy ý kiến các bộ ngành đã ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều. "Chúng tôi sẽ xem xét lại đề án sau đó báo cáo Bộ LĐ-TB-XH và Chính phủ trước khi phê duyệt"– ông Nam nói. Tổng kinh phí mà Bộ LĐTBXH tính toán để thực hiện đề án này là hơn 1.300 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 431,9 tỉ đồng, giai đoạn 2 là 873,7 tỉ đồng. Kinh phí lấy từ ngân sách trung ương".

Lao động mỏi cổ chờ

Trong khi rất nhiều lao động và doanh nghiệp (DN) chờ đợi, dự án này vẫn đang giậm chân tại chỗ. Sau gần 1 năm dự thảo lấy ý kiến, đến thời hạn triển khai đề án (năm 2018), dự án vẫn... nằm trên giấy.

Bạn Nguyễn Tú Linh (23 tuổi), sinh viên khoa cơ điện, Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết mới nghe bạn bè nói qua về đề án này. "Nếu dự án được triển khai sẽ là cơ hội lớn cho những lao động trẻ mới ra trường chưa tìm kiếm được việc làm như tôi. Xuất khẩu lao động (XKLĐ) vừa lương cao lại có cơ hội học được nhiều kiến thức, kỹ năng". Mặc dù đang rất trông chờ, nhưng từ nhiều tháng nay Linh cùng một số bạn khác vẫn chưa thấy thông tin về triển khai dự án. Bạn Linh cùng nhiều lao động khác đang rất trông chờ dự án được hoàn thiện.

Đề án đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài có nguy cơ “chết yểu” - Ảnh 2.

Hiện tại, Việt Nam còn khoảng 237.000 cử nhân thất nghiệp, đa phần là cử nhân nhóm ngành xã hội, sư phạm… Nếu được triển khai đây sẽ là cơ hội lớn cho cử nhân thất nghiệp tìm kiếm việc làm. Cũng như lao động, khá nhiều DN cũng trông chờ đề án được đưa vào triển khai. Mặc dù vậy, khá nhiều DN nghi ngại về khả năng triển khai của đề án.

Trước đó, trao đổi với phóng viên, ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề xã hội của Quốc Hội cũng cho rằng, XKLĐ là cách tốt để giải quyết việc làm cho lao động nghèo, hay lao động cử nhân thất nghiệp. Tuy nhiên, không thể XKLĐ bằng mọi giá, cần thận trọng xem xét kỹ nhu cầu của thị trường xem họ cần cái gì, mình có cái gì. Hiện tại, Việt Nam mới chỉ đưa lao động kỹ thuật cao đi XKLĐ ở một số thị trường như Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc. Ngoài những thị trường truyền thống trên thì một số thị trường khác như: Slovakia, Cộng hòa Séc, Israel… cũng đang cần tuyển lao động trình độ kỹ thuật cao. Tuy nhiên, bản thân thị trường đó chỉ cần lao động ở một số chuyên ngành như: Điều dưỡng, kỹ thuật, cơ khí, xây dựng… không có nhu cầu lao động ở các chuyên ngành nghiên cứu, xã hội học.

Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội:

Trong nước còn thiếu sao phải xuất khẩu?

Nguồn lao động kỹ thuật chất lượng cao trong nước còn chưa đáp ứng đủ thì XKLĐ đối tượng này làm gì?. Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp cao chủ yếu rơi vào sinh viên tốt nghiệp khối ngành xã hội và kinh tế. Ngay như ở trường tôi, tỷ lệ sinh viên khối ngành kỹ thuật ra trường có việc làm chiếm 80%, thậm chí có những em năm thứ 2 - 3 đã có DN đăng ký nhận. Nếu bây giờ XKLĐ nữa thì trong nước càng thiếu hụt nhân lực".

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách

Lo hiệu ứng thiếu hụt lao động trong nước

Lao độngra nước ngoài làm việc sẽ được nâng cao tay nghề, sau này về đóng góp cho đất nước, nhưng nếu chúng ta đưa hàng vạn lao động kỹ thuật cao đi nước ngoài sẽ tạo ra hiệu ứng thiếu hụt lao động trong nước và gây khó khăn cho các DN trong nước.

Ông Lê Nhật Tân – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực (LOD) :

Cần sự phối hợp của doanh nghiệp ngoài nước

Việc XKLĐ chất lượng cao chỉ khả thi trong trường hợp các DN ngoài nước vào Việt Nam đầu tư. Sau một thời gian mới đưa lao động của chính công ty họ ra nước ngoài làm việc. Như vậy, LĐ vừa có thu nhập cao, vừa được nâng cao tay nghề. Còn nếu nói đưa lao động có kinh nghiệm và kỹ thuật ở Việt Nam để đi XKLĐ thì không dễ thực hiện. Đưa họ đi XKLĐ 2-3 năm ở nơi đất khách quê người, kể cả mức lương có cao gấp 2-3 lần so với lương trong nước, nhưng lúc trở về họ lại không có công ăn việc làm thì chẳng ai đi".

Thùy Anh (ghi)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo