xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dấn thân vì người lao động

Bài và ảnh: BẠCH ĐẰNG

Với ông Nguyễn Huy Diệu, gần 20 năm công tác Công đoàn là khoảng thời gian ý nghĩa nhất

Là phó tổng giám đốc kiêm chủ tịch Công đoàn (CĐ) Công ty CP VinaFreight nhưng không vì thế mà có khoảng cách với cấp dưới, trái lại ông Nguyễn Huy Diệu luôn là người anh, người đồng nghiệp được tập thể người lao động (NLĐ) tin tưởng.

Lắng nghe và chia sẻ

Phòng làm việc của ông Diệu là nơi bất cứ đoàn viên nào cũng có thể ghé đến khi cần. Tin tưởng tuyệt đối vào người thủ lĩnh của mình nên anh em ở các cảng, công trường mỗi khi có dịp về TP thường ghé qua tâm sự, trao đổi đủ thứ chuyện từ công việc, sinh hoạt, ứng xử đồng nghiệp, đến cả chuyện gia đình, vợ chồng con cái... Họ luôn được ông tiếp đón bằng thái độ lắng nghe và chia sẻ.

Năm 1987, sau khi tốt nghiệp đại học, ông Diệu về làm việc cho đơn vị từ đó đến nay. Năm 2002, thời điểm công ty bắt đầu cổ phần hóa cũng là lúc ông bắt đầu tham gia công tác CĐ. Hơn 30 năm gắn bó với công ty cùng bao thăng trầm, hơn ai hết, ông Diệu hiểu NLĐ chính là vốn quý nhất mà công ty phải trân trọng, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong lĩnh vực logistics. "Hơn 5 năm trở lại đây, các công ty logistics nước ngoài bắt đầu đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam nên nhu cầu nhân lực trong ngành rất lớn. Ngoài mức lương, họ còn có chế độ đãi ngộ tốt nên dễ thu hút người tài. Do vậy, bằng mọi giá, doanh nghiệp (DN) phải giữ chân NLĐ" - ông Diệu cho biết.

Không giống như những ngành nghề khác, lĩnh vực logistics có một độ chênh khá lớn giữa lý thuyết đào tạo và thực tế công việc. Để hỗ trợ NLĐ cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn, ông Diệu lựa chọn những cán bộ có kinh nghiệm để kèm cặp cho lao động mới. Ông còn tham mưu cho ban giám đốc đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho NLĐ.

Từ đề xuất của ông Nguyễn Huy Diệu, nhiều lớp nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho NLĐ được tổ chức. Có nhân viên còn được ban giám đốc cử đi nước ngoài tham gia các diễn đàn, hội chợ, hội thảo... trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.

Dấn thân vì người lao động - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Huy Diệu (phải) luôn gần gũi, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên

Gắn kết người lao động

Theo ông Diệu, người làm công tác CĐ phải biết đặt mình vào vị trí của NLĐ, phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ thì mới có thể chia sẻ hoặc hỗ trợ. Từ suy nghĩ ấy, ông Diệu đặc biệt coi trọng việc phối hợp với ban giám đốc tổ chức đối thoại định kỳ hàng quý.

Cái hay của ông Diệu là biết cách gợi mở để đoàn viên và NLĐ nói hết những gì muốn nói tại các buổi đối thoại, chủ yếu vẫn là các vấn đề việc làm và thu nhập. Để việc đối thoại không nặng tính hình thức, ông Diệu và ban chấp hành CĐ thường xuyên thay đổi chủ đề. Ví dụ tháng này đối thoại về lương - thưởng, chế độ phúc lợi thì tháng sau sẽ đề cập điều kiện làm việc, ứng xử, tác phong, kỷ luật lao động... Chính nhờ sự chu đáo của ông Diệu mà các buổi đối thoại diễn ra hết sức cởi mở, NLĐ mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình và ban giám đốc tiếp thu trên tinh thần cầu thị. 100% NLĐ tại DN được ký hợp đồng lao động đúng quy định và được khám sức khỏe định kỳ hằng năm (kinh phí là 1,5 triệu đồng/người) là kết quả của những lần đối thoại thực chất.

Cũng vì hiểu được khó khăn của NLĐ nên cùng với ban chấp hành CĐ cơ sở, ông Diệu rất xem trọng việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Qua việc lấy ý kiến của NLĐ và biết cách tranh thủ ban giám đốc nên nội dung thỏa ước lao động tập thể có nhiều điều khoản có lợi cho NLĐ, chẳng hạn như: NLĐ có người thân qua đời (tứ thân phụ mẫu, vợ hoặc chồng, con) được hỗ trợ từ 1-5 triệu đồng; thăm hỏi ốm đau (500.000 đến 2 triệu đồng/lần; trợ cấp khó khăn (thấp nhất 1 triệu đồng, cao nhất 10 triệu đồng). NLĐ đang làm việc tại công ty, nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí nếu chẳng may qua đời thì gia đình và người thân được trợ cấp từ 5-10 triệu đồng. Các trường hợp khó khăn đột xuất được cho vay không tính lãi từ 15-20 triệu đồng, trả dần trong nhiều năm...

Ông Nguyễn Huy Diệu chia sẻ kinh nghiệm trong công tác thương lượng: "Mong muốn lớn nhất của NLĐ vẫn là có thu nhập và phúc lợi ổn định. Hỗ trợ ban giám đốc hoàn thiện chế độ đãi ngộ cũng là cách giúp NLĐ ổn định cuộc sống, DN cũng ổn định quan hệ lao động".

Ông NGUYỄN BÍCH LÂN, Tổng Giám đốc Công ty CP VinaFreight:

Người thủ lĩnh thực sự

Ở cương vị nào anh Nguyễn Huy Diệu cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Trên cương vị một lãnh đạo, anh Diệu làm rất tốt công tác tư vấn, thuyết phục NLĐ chấp hành tốt kỷ luật lao động, làm việc hiệu quả. Ở cương vị là cán bộ CĐ, anh Diệu biết khéo léo dung hòa lợi ích giữa DN và NLĐ. Nhiệt huyết và bản lĩnh của anh Diệu đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của DN.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 13-7
Kỳ tới: Thấu hiểu đoàn viên

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo