xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con công nhân “khát” nhà trẻ, mẫu giáo

HÀ ANH CHIẾN (Báo Lao Động)

Tỉnh Đồng Nai có khoảng 1,2 triệu lao động, trong đó 60% là lao động nhập cư, do đó, nhu cầu về nhà ở, nhà trẻ trở nên vô cùng bức thiết

Tuy nhiên, hiện nay số lượng nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân (CN) được xây dựng chỉ đếm trên đầu ngón tay và chỉ đáp ứng được số lượng rất ít ỏi vài nghìn con CN. 

Lo lắng nhà trẻ tự phát cho con công nhân

Tại Phường Long Bình - nơi tập trung đông CN nhất của TP.Biên Hòa, các nhà trẻ tự phát của người dân mở ra được nhiều CN lựa chọn vì… không còn lựa chọn khác. CN Nguyễn Thị Phương (ngụ khu vực cổng 11, TP.Biên Hòa) cho biết: "Khi con gái được 3 tuổi, em đưa con đi gửi trẻ ở trường mầm non công lập, nhưng không được nhận do em không có hộ khẩu. Do đó, em phải đi gửi con ở nhà trẻ tư nhân với mức giá 1,2 triệu đồng/tháng, mặc dù vừa đi làm vừa lo lắng".

Thực tế ghi nhận của phóng viên tại P.Long Bình cho thấy, len lỏi trong các ngóc ngách, ngõ hẻm xen lẫn trong các khu dân cư, khu nhà trọ CN là các điểm giữ trẻ tư nhân nhỏ lẻ với số lượng giữ trẻ chỉ từ 5 - 10 trẻ; các nhóm nhà trẻ nuôi dạy từ hàng chục đến hàng trăm trẻ. Còn các trường mầm non công lập, tư thục mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu.

Con công nhân “khát” nhà trẻ, mẫu giáo - Ảnh 1.

Trường Mầm non Vàng Anh trong Công ty Yazaki EDS Việt Nam (KCN Mỹ Phước 1, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nhận giữ trẻ từ 5h30-22h tạo thuận lợi cho người lao động. Ảnh: ĐÌNH TRỌNG

Địa bàn TP.Biên Hòa tập trung đông CN nhưng cũng mới chỉ có 2 trường mầm non thành lập ngay bên công ty thuận tiện cho việc đi lại, đưa đón con CN là Trường mầm non tư thục Thái Quang của Cty Taewang Vina (P.Long Bình) và Trường mầm non tư thục Những bông hoa nhỏ của Công ty Pouchen (P.Hóa An).

Đại diện UBND TP.Biên Hòa cho hay, phát triển trường mầm non trong và lân cận các KCN đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trước đây quy hoạch các KCN không có phần đất dành cho giáo dục. Phần đất các doanh nghiệp (DN) thuê để sản xuất đều có hạn nên việc vận động các DN mở trường học trên phần đất thuê là rất khó. Mặt khác, việc thành lập các trường mầm non lân cận các KCN phải tuân thủ thủ tục đất đai đó là vừa đáp ứng diện tích theo quy định vừa phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất...

Doanh nghiệp muốn xây nhà trẻ gặp khó đủ điều

Theo tìm hiểu, tại Đồng Nai, có những công ty có hàng chục nghìn người lao động (NLĐ), sẵn sàng bỏ tiền để làm nhà ở, nhà trẻ cho con CN. Tuy nhiên, thủ tục rườm rà, nhiều DN khi đưa hồ sơ đi làm dự án đã từ bỏ ý định vì phức tạp, tốn kém thời gian, chi phí đi lại…

Ông Phan Đình Thám - Tổng Giám đốc Tổng công ty phát triển KCN (Sonadezi) đang quản lý vận hành 11 KCN ở Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu - cho rằng, việc đảm bảo phúc lợi cho NLĐ về nhà ở, nhà trẻ mẫu giáo cho con NLĐ gặp khó khăn. Ông Thám lý giải, các KCN Sonadezi hình thành trước năm 2005 theo quy hoạch chưa có khu đảm bảo phúc lợi cho NLĐ. Chỉ những KCN phát triển gần đây mới có quy hoạch 1/500 được phê duyệt có bố trí khu dịch vụ y tế, nhà trẻ, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt văn hóa - thể thao, nhà ở cho NLĐ… Tuy nhiên, theo hướng dẫn của các bộ ngành, các khu này phải tách ra dự án riêng, không được để trong tổng thể KCN đã được phê duyệt. Việc này đòi hỏi mất nhiều thời gian, chi phí điều chỉnh quy hoạch của DN, làm lỡ cơ hội đầu tư, gây chậm trễ việc đảm bảo an sinh phúc lợi cho NLĐ.

Ông Thám cho biết, có những Cty có hàng chục nghìn CN muốn xây dựng nhà trẻ trong khu quy hoạch xây dựng nhưng "vướng" vì chủ đầu tư hạ tầng KCN trực tiếp xây thì được miễn tiền thuê đất, nhưng Cty sử dụng NLĐ đó trực tiếp xây thì không được miễn tiền thuê đất. Do đó, ông Thám kiến nghị cần có cơ chế linh hoạt, đơn giản hơn để tạo điều kiện cho các Cty xây dựng phúc lợi cho CN cùng với các thành phần kinh tế khác.

Hiện nay, TP Biên Hòa có 33 trường mầm non công lập, mới chỉ đáp ứng được khoảng 10.000 trẻ, chiếm tỉ lệ khoảng 15% tổng số trẻ mầm non của thành phố. 85% số trẻ còn lại được gửi tại các trường, nhóm trẻ ngoài công lập. Điều đáng nói đến nay cũng mới chỉ có chưa đầy 20 trường mầm non tư thục được thành lập, còn lại đa số con của CNLĐ tại các KCN được gửi tại gần 500 nhóm trẻ trên địa bàn thành phố, tập trung nhiều tại các phường, xã lân cận các KCN.

Bình Dương: Không thiếu quỹ đất nhưng không kịp mở trường cho học sinh

Theo UBND tỉnh Bình Dương, toàn tỉnh hiện có 383 trường mầm non, trong đó ngoài công lập có 260 trường. Ngoài ra, còn có hơn 500 nhóm trẻ tư thục. Khoảng 132.500 cháu trong độ tuổi giáo dục mầm non (GDMN), mỗi năm tăng từ 8.000 đến 12.000 cháu. Bình Dương không thiếu quỹ đất để xây dựng trường, tuy nhiên dân số tăng nhanh trong khi trường học mở không kịp.

Bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương - cho biết, LĐLĐ tỉnh đang thực hiện khảo sát ở những công ty có trên 3.000 lao động xem nhu cầu, điều kiện thực tế về gửi trẻ như thế nào. Sau khi có số liệu từ khảo sát, LĐLĐ tỉnh sẽ có đề xuất cụ thể với UBND tỉnh trong việc hỗ trợ, phối hợp cùng các công ty xây dựng trường mầm non trong doanh nghiệp và KCN.

ĐÌNH TRỌNG

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo