xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Coi chừng bị "lật kèo"

Bài và ảnh: MAI CHI

Thiếu cẩn trọng khi ký hợp đồng lao động khiến người lao động vướng vào những rắc rối không đáng có, thậm chí thiệt thòi quyền lợi

Sau hơn 2 năm đi kiện, mới đây, ông Phan Hữu Thành (ngụ quận 6, TP HCM) đã đòi được quyền lợi chính đáng của mình. Để giành được phần thắng, ông Thành đã phải trải qua một quá trình dài, tốn nhiều thời gian, sức lực - điều mà ông không mong muốn. Từ vụ việc của mình, ông đã rút ra bài học kinh nghiệm: Phải hết sức cẩn trọng khi đặt bút ký hợp đồng lao động (HĐLĐ).

Tráo trở với người lao động

Tháng 3-2017, ông Thành nhận được thư mời làm việc từ Công ty TNHH Đ.L. Thư mời thể hiện các nội dung: vị trí công việc là giám đốc phát triển kinh doanh, thời gian thử việc là 6 tháng, hết thử việc sẽ ký HĐLĐ xác định thời hạn 3 năm; thời gian bắt đầu làm việc từ ngày 1-5-2017.

Coi chừng bị lật kèo - Ảnh 1.

Người lao động tại một công ty ở quận 12, TP HCM viết đơn khởi kiện doanh nghiệp

Thực tế, ông Thành đã bắt đầu đi làm từ ngày 1-4-2017, được trả lương đầy đủ. Ngày 1-8-2017, Công ty TNHH Đ.L ký HĐLĐ không xác định thời hạn với ông, trong đó ghi thời gian thử việc là từ ngày 1-8 đến 30-9-2017. "Thời điểm đó, do công ty thúc giục và nghĩ thông tin này không quan trọng nên tôi vẫn ký vào hợp đồng" - ông cho biết.

Ngày 30-9-2017, Công ty TNHH Đ.L bất ngờ yêu cầu ông Thành bàn giao công việc và quyết định chấm dứt HĐLĐ, vì đã hết thời gian thử việc. Cho rằng công ty thử việc 2 lần là trái pháp luật và thông báo chấm dứt HĐLĐ không có giá trị pháp lý, ông đưa vụ việc ra tòa.

Tại phiên xử sơ thẩm mới đây, đại diện Công ty TNHH Đ.L cho rằng HĐLĐ ký ngày 1-8-2017 là dựa trên sự đồng thuận của hai bên và đúng quy định pháp luật. Trong thời gian thử việc, công ty phát hiện ông Thành có hành vi gian dối khi khai thông tin trong hồ sơ tuyển dụng, đồng thời không đáp ứng công việc được giao nên quyết định cho nghỉ việc.

Mặt khác, tại thời điểm 1-4-2017, Công ty TNHH Đ.L chưa có con dấu, chưa được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nên không thể giao kết HĐLĐ hay hợp đồng thử việc với người lao động (NLĐ). Do vậy, từ tháng 4 đến 7-2017, ông Thành chỉ là người làm dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch thuật cho công ty. "Bên cạnh đó, ông A.D.P, người ký thư mời ông Thành nhận việc, không phải người của công ty nên thư mời này không có giá trị pháp lý" - đại diện công ty quả quyết.

Dù vậy, tại tòa, phía Công ty TNHH Đ.L không thể cung cấp được chứng cứ chứng minh ông Thành chỉ là người tư vấn pháp lý, phiên dịch. Ngược lại, tại thư ủy quyền ngày 13-7-2017, người đại diện theo pháp luật của công ty đã bổ nhiệm ông vào chức vụ giám đốc hành chính. Như vậy, ông Thành đã là NLĐ của Đ.L trước khi ký HĐLĐ nên việc công ty đưa nội dung thời gian thử việc vào HĐLĐ ký sau đó là sai quy định.

Công ty TNHH Đ.L cũng không cung cấp cho tòa chứng cứ về việc thông báo chấm dứt HĐLĐ với NLĐ cũng như kết quả thử việc nên yêu cầu khởi kiện của ông Thành được tòa chấp nhận. Với căn cứ này, tòa buộc công ty phải bồi thường các khoản theo quy định cho ông.

"Bút sa, gà chết"

Cũng mất nhiều năm ròng rã theo đuổi vụ kiện nhưng kết quả mà ông Trần Bá Ngôn (huyện Hóc Môn, TP HCM) thu được lại trái ngược với ông Thành.

Ông Ngôn cho hay ông ký HĐLĐ không xác định thời hạn với một công ty vận tải ở quận Tân Bình, TP HCM từ năm 2015. Theo HĐLĐ, ngoài lương chính, ông được hưởng thu nhập bổ sung theo hiệu quả công việc và thưởng theo kết quả sản xuất, kinh doanh (chi trả theo quy chế trả lương, thưởng của doanh nghiệp). Tuy nhiên, theo ông Ngôn, thực chất thu nhập bổ sung cũng là tiền lương nhưng bị công ty giam lại và trả cho NLĐ thành nhiều lần trong nhiều năm. Bên cạnh đó, việc trả tiền thưởng cũng tùy tiện, chẳng hạn tiền thưởng quý II, III/2016 nhưng đến tháng 5-2018 công ty mới chi trả cho ông.

Cuối tháng 5-2018, vì lý do cá nhân, ông Ngôn xin nghỉ việc và được công ty chấp thuận. Do không được công ty thanh toán các khoản thu nhập bổ sung từ quý IV/ 2016 đến khi nghỉ việc nên ông Ngôn quyết định khởi kiện. "Cái tôi đòi là tiền lương, là quyền lợi đã quy định rõ trong HĐLĐ nên không có lý do gì công ty phớt lờ trách nhiệm của mình " - ông Ngôn nhìn nhận.

Tuy vậy, tại phiên xử sơ thẩm mới đây, yêu cầu của ông Ngôn đã bị tòa bác toàn bộ. Bởi lẽ, việc chi trả tiền lương bổ sung theo hiệu quả công việc và kết quả sản xuất, kinh doanh đã được ông với công ty thỏa thuận trong HĐLĐ là căn cứ theo quy chế trả lương, trả thưởng của doanh nghiệp.

"Theo quy chế trả lương, thưởng của công ty thì đối tượng áp dụng bổ sung, điều tiết lương, thưởng là NLĐ đã ký HĐLĐ thời hạn từ 12 tháng trở lên, vẫn còn đang làm việc tại thời điểm chi bổ sung. Song, do ông Ngôn đã nghỉ việc trước thời điểm chi nên không được hưởng chế độ" - tòa phân tích. 

“HĐLĐ là sự thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa NLĐ và người sử dụng lao động về điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Để tránh rủi ro, NLĐ nên đối chiếu các điều khoản trong HĐLĐ với quy định pháp luật” - luật sư Trần Hữu Tín, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín và Cộng sự, lưu ý.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo