xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ bản đồng tình không tăng thời gian làm thêm tối đa

Bài-ảnh-video: Văn Duẩn

(NLĐO)- Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, khẳng định cho đến giờ phút này, ý kiến của các cơ quan, kể cả giới chủ, giới thợ, cơ bản đồng tình không nên tăng thời giờ làm thêm tối đa, bởi đây không phải là biện pháp tích cực để tăng năng suất lao động.

Cơ bản đồng tình không tăng thời gian làm thêm tối đa - Ảnh 1.

Khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 15 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội

Sáng nay 2-10, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 15 để thảo luận, cho ý kiến những nội dung thuộc thẩm quyền, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21-10 tới đây. Tại phiên họp này, một trong những nội dung đặc biệt được quan tâm, đó là tiếp tục cho ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, phát biểu

Trình bày tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) cho đến thời điểm hiện nay, thay mặt Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết có 7 vấn đề lớn trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Trong đó, về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa, theo ông Bùi Sỹ Lợi, theo quy định hiện hành, tổng số giờ làm thêm bình thường là 200 giờ/năm, trong trường hợp tối đa là không quá 300 giờ/năm.

"Cho đến giờ phút này, về mặt cơ bản lấy ý kiến của các cơ quan, kể cả giới chủ, giới thợ, cơ bản đồng tình không nên kéo dài thời giờ làm thêm tối đa bởi đây không phải là biện pháp tích cực để tăng năng suất lao động. Mong muốn của chúng ta là các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, tổ chức sắp xếp, quản trị lại doanh nghiệp để tăng năng suất lao động, chứ không phải tăng cường độ lao động"- ông Bùi Sỹ Lợi cho hay.

Về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa (Điều 107) trong báo cáo dự thảo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phục vụ tại phiên họp này cho biết kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 36 và Phiên họp thứ 37 không tán thành với đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa. Dù vậy, Chính phủ vẫn mong muốn phương án của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 (theo Tờ trình Chính phủ số 208/TTr-CP ngày 17-5-2019) tiếp tục được trình Quốc hội thảo luận, quyết định.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất hai phương án để xin ý kiến Quốc hội như sau:

Phương án 1, quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành, nhưng nâng thời gian làm thêm giờ theo tháng, ghi rõ là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ như quy định trong dự thảo để người lao động biết, làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ.

Phương án 2, nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ trong một năm theo đề xuất của Chính phủ. Quy định theo phương án này đã không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng, đồng thời, Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm từ trên 300 giờ đến 400 giờ, đánh giá tác động và bổ sung quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ kể từ giờ thứ 201 hoặc từ giờ thứ 301 trở đi và trình Quốc hội dự thảo Nghị định chi tiết.

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Bùi Văn Cường, Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk, ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của thế giới. Vì vậy, trước mắt không nên tăng thời giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm mà giữ nguyên như quy định hiện hành là tối đa được làm thêm 300 giờ/năm. “Trong quy định tối đa được làm thêm 300 giờ/năm đó cũng phải tính toán trả lương theo lũy tiến, để người sử dụng lao động phải rất cân nhắc khi huy động làm thêm giờ tối đa đối với người lao động. Phải lấy căn cứ tăng lương lũy tiến đó để làm thỏa thuận làm thêm giờ, bởi nếu không có phương án tăng lương lũy tiến theo giờ, sẽ rất khó. Và phương án này đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có đề nghị rồi, mong các đại biểu lưu tâm” - ông Cường nói.

Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Cường, Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk, ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, phát biểu

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề người lao động ngày càng nâng cao, giá trị sản phẩm tăng lên, thời giờ làm việc phải giảm xuống để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động. Việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm, khai thác sức lao động, dẫn đến hậu quả người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.

"Quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động trước đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội luôn nhất quán quan điểm không tán thành tăng thời giờ làm thêm dù thực tế người sử dụng lao động và người lao động có nhu cầu"- dự thảo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo