xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyển đổi thẻ BHYT điện tử: Người dân được gì?

NGỌC DUNG

Trong giai đoạn chuyển đổi sang thẻ điện tử, BHXH Việt Nam vẫn bảo đảm đầy đủ các quyền lợi người bệnh

Từ ngày 1-1-2020, cơ quan BHXH Việt Nam phát hành thẻ BHYT điện tử có gắn chip cho người tham gia BHYT thay cho thẻ giấy. Cũng từ thời điểm này, Bộ Y tế đặt mục tiêu 80% người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử.

Nhiều tiện ích

BHXH Việt Nam cho biết thẻ BHYT điện tử sẽ được làm bằng nhựa, kích cỡ tương đương thẻ ATM nhưng được gắn chip điện tử lưu trữ thông tin người tham gia, thuận lợi cho quá trình theo dõi và điều trị bệnh khi toàn bộ lịch sử khám chữa bệnh (KCB) được lưu lại trên thẻ. Đặc biệt, thẻ BHYT điện tử cho phép xác thực người bệnh bằng thông tin sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt) nhanh chóng, chính xác.

Theo ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, trong 2 năm qua, BHXH Việt Nam đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ và xây dựng thẻ BHYT điện tử là một bước đột phá của ngành. Thẻ BHYT điện tử ra đời sẽ mang lại nhiều sự thuận tiện hơn cho người dân. "Khi có thẻ điện tử, người dân đi khám bệnh không cần mang theo các giấy tờ tùy thân. Những người đang tham gia BHYT đã có thẻ giấy sẽ được cơ quan BHXH chủ động chuyển đổi sang thẻ điện tử và không yêu cầu bổ sung hồ sơ" - ông Ánh nói.

Chuyển đổi thẻ BHYT điện tử: Người dân được gì? - Ảnh 1.

Khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ông Võ Khánh Bình, Trưởng Ban Sổ - Thẻ BHXH Việt Nam, cho biết hiện cả nước có 85,238 triệu người có thẻ BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ 89,9% dân số. Mục tiêu năm 2025 hơn 95% dân số có BHYT. Hiện nay, thời hạn sử dụng thẻ BHYT của từng nhóm đối tượng ghi trên thẻ giấy có thể là 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, hết thời hạn sử dụng, cơ quan BHXH phải cấp lại thẻ, gây tốn kém chi phí, mất nhiều thời gian, thậm chí có tình trạng cấp chậm, cấp sai đối tượng, sai thông tin trên thẻ; rách thẻ... "Với người tham gia BHYT đã có thẻ giấy sẽ được cơ quan BHXH chủ động chuyển đổi sang thẻ điện tử. Trong giai đoạn chuyển đổi sang thẻ điện tử, BHXH Việt Nam vẫn bảo đảm đầy đủ các quyền lợi người bệnh" - ông Bình khẳng định.

80% người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử

Cùng với những thay đổi về thẻ BHYT điện tử, mới đây, Bộ Y tế cũng ban hành kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử và đặt ra mục tiêu ít nhất 80% người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử, đồng thời hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân tại Sở Y tế và Trung tâm Dữ liệu Y tế quốc gia. Dự kiến đến năm 2025, 95% người dân cả nước có hồ sơ sức khỏe điện tử được cập nhật thông tin sức khỏe thường xuyên và kết nối với tất cả cơ sở KCB trên toàn quốc.

PGS-TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Công nghệ thông tin - Bộ Y tế, cho biết mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe từ lúc sinh ra cho đến lúc qua đời, giúp mỗi người biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời" - ông Tường chia sẻ. "Hồ sơ sức khỏe là tài liệu y tế ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một người từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế. Hồ sơ sức khỏe điện tử là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử" - ông Tường nói.

Hiện Bộ Y tế đang phối hợp BHXH Việt Nam xây dựng mã định danh y tế cho người dân, tài khoản người dùng theo địa danh tỉnh, xây dựng chuẩn kết nối liên thông hồ sơ sức khỏe điện tử với các hệ thống y tế. Hồ sơ sức khỏe điện tử của một người cung cấp cho y bác sĩ đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ. Từ đó, bác sĩ kết hợp với thăm khám hiện tại để có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn. Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe, người bệnh cung cấp cho thầy thuốc hồ sơ sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình KCB một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc.

Đối với người thầy thuốc, hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ đó, kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn. Hơn nữa, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn.

Ngăn ngừa việc lợi dụng

Bác sĩ Đỗ Thị Thu Hiền, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Da liễu trung ương, cho rằng việc sử dụng thẻ BHYT điện tử giúp cơ sở y tế phát hiện các trường hợp trùng thẻ, thẻ vi phạm bị thu hồi. Trong trường hợp thẻ được cấp nhưng chưa đến tay người tham gia BHYT hoặc người bệnh quên thẻ thì người tham gia BHYT chỉ cần đọc mã số thẻ, bệnh viện sẽ giải quyết chế độ KCB như bình thường. "Thẻ điện tử cũng giúp cơ sở y tế kiểm tra thông tin các lần KCB BHYT gần nhất. Việc cấp thẻ BHYT điện tử với các thông tin định danh như ảnh, vân tay, mã vạch... sẽ ngăn chặn hành vi lợi dụng, mượn thẻ BHYT, làm giả thẻ để trục lợi quỹ BHYT" - bác sĩ Hiền nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo