xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảnh báo lao động trẻ em sẽ tăng vào năm 2022

G.Nam

(NLĐO) - Trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Tổ chức Lao động quốc tế cảnh báo, số lao động trẻ em trên toàn thế giới sẽ tăng lên thêm 8,9 triệu vào năm 2022

 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa phối hợp cùng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội thảo trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc để triển khai Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Tổ chức Lao động quốc tế cho biết lao động trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu, năm 2020 có 160 triệu trẻ em phải tham gia lao động, trong đó có 79 triệu em đang làm những công việc nguy hiểm. Đặc biệt, trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổ chức này cảnh báo, số lao động trẻ em trên toàn thế giới sẽ tăng lên thêm 8,9 triệu vào năm 2022.

Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2018, lao động trẻ em từ 5 - 17 là 1.031.944 em (chiếm 5,4% tổng số trẻ em trong độ tuổi này), thấp hơn so với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và toàn cầu ở năm 2016.

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chương trình được xây dựng dựa trên những thành công và bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 – 2020, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO và UNICEF.

Cảnh báo lao động trẻ em sẽ tăng vào năm 2022 - Ảnh 1.

Lao động sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em. Ảnh Ngọc Thành

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh trong những năm qua, công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm đầu tư. Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn các điều ước quốc tế nhằm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.

Theo đó, mục tiêu chính của Chương trình là giảm tỉ lệ lao động trẻ em từ 5 - 17 tuổi xuống dưới 4,9% vào năm 2025 và 4,5% vào năm 2030.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, việc phát hiện ra các trường hợp là lao động trẻ em thường gặp không ít khó khăn do các em thường làm việc ở trong lĩnh vực nông nghiệp và nơi khó can thiệp, kiểm tra như: hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, khu vực phi chính thức...

"Lao động sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em. Trường hợp có lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng các mặt hàng như dệt may, thủy sản, nông sản thì nguy cơ bị phạt rất cao do Chính phủ Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại quốc tế" – Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà lưu ý.

Bà Bharati Pflug, Chuyên gia cao cấp của Tổ chức ILO nhấn mạnh tới những tác động có hại của lao động trẻ em. Đồng thời lưu ý rằng, lao động trẻ em không chỉ gây rủi ro về uy tín cho Việt Nam với tư cách là một đối tác thương mại quốc tế và làm suy yếu năng lực của lực lượng lao động tương lai của đất nước, mà còn làm xói mòn quyền của trẻ em và gia tăng tình trạng nghèo đói theo chu kỳ. Buổi ra mắt hôm nay thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Việt Nam nhằm bảo đảm một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.

"Việt Nam đã cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế, bao gồm xóa bỏ lao động trẻ em, theo yêu cầu của các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em sẽ bảo đảm rằng cam kết này được áp dụng trên thực tế, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của đất nước sau Covid-19 " - bà Bharati Pflug nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo