xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

BHYT bội chi hàng ngàn tỉ đồng

Mai Chi

Dự kiến chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2017 sẽ bội chi hơn 10.000 tỉ đồng

Tại hội nghị trực tuyến ngành BHXH mới đây, ông Đàm Hiếu Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (BHXH Việt Nam), cho biết 9 tháng đầu năm 2017, có 21 tỉnh có chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT vượt quỹ KCB BHYT cả năm 2017 trên 100 tỉ đồng. Đứng đầu là Nghệ An (919 tỉ đồng), Thanh Hóa (780 tỉ đồng), Quảng Nam (579 tỉ đồng)… "Với diễn biến của tình hình thì dự kiến bội chi KCB BHYT năm 2017 sẽ trên 10.000 tỉ đồng" - ông Trung dự báo.

Áp giá dịch vụ chưa hợp lý

Có nhiều nguyên nhân khiến chi phí KCB BHYT gia tăng bất thường. Theo ông Lê Văn Phúc, Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), trước tiên là do cơ sở KCB áp giá dịch vụ chưa hợp lý. Chẳng hạn, cùng thực hiện dịch vụ kỹ thuật cắt nang răng đường kính dưới 2 cm nhưng tên phiên tương đương khác nhau (cắt u lợi đường kính từ 2 cm trở lên hoặc cắt nang xương hàm từ 2-5 cm) dẫn đến đơn giá chênh lệch từ 429.000 đồng lên 2,804 triệu đồng. "Hay như theo quy định, bệnh viện (BV) hạng 3-4, định mức khám bệnh của mỗi bác sĩ chỉ từ 35-45 bệnh nhân/ngày nhưng lại khám đến 180 bệnh nhân/ngày" - ông Phúc nói.

BHYT bội chi hàng ngàn tỉ đồng - Ảnh 1.

Người dân đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Một nguyên nhân nữa xuất phát từ việc cơ sở KCB tách dịch vụ kỹ thuật (DVKT) hoặc ghi thành tên khác giá cao hơn. Ví dụ "phẫu thuật cắt ruột thừa" ghi thành "phẫu thuật cắt ruột thừa có viêm phúc mạc (có biến chứng)", nếu mổ hở chi phí sẽ đội từ 2,46 triệu đồng lên 4,1 triệu đồng. Nhiều cơ sở KCB, tỉ lệ bệnh nhân viêm ruột thừa có biến chứng chiếm tỉ lệ rất cao, chẳng hạn BV Đa khoa Bình Dương 96%, BV Đa khoa Vĩnh Phúc 97%, BV Đa khoa Nam Định 93%... Theo đại diện BHXH Việt Nam, hiện nay trình độ dân trí đã được nâng lên nên viêm ruột thừa thường được phát hiện sớm; sau khi phát bệnh khoảng 4 giờ đã được phẫu thuật. Vì vậy tỉ lệ phẫu thuật cắt ruột thừa có viêm phúc mạc lên đến 96% là bất hợp lý.

Tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm, xét nghiệm quá mức cần thiết, kê nhiều chẩn đoán để hợp lý hóa chỉ định xét nghiệm cũng làm chi phí KCB gia tăng. Ở BV Sản Nhi Nghệ An, một bệnh nhân bị chẩn đoán viêm phế quản, mũi họng được chỉ định làm 7 xét nghiệm như: phản ứng CRP, nhuộm hồng cầu lưới trên máy, tìm mảnh vỡ hồng cầu bằng máy, chụp X-Quang tim phổi, tổng hợp phân tích tế bào…

Lạm dụng điều trị nội trú

Một vấn đề đáng chú ý khác là tình trạng chỉ định điều trị nội trú tăng cao bất thường. Theo tính toán, tỉ lệ chung của toàn quốc về điều trị nội trú là 9% trên tổng số người đến KCB, song tại nhiều tỉnh, số bệnh nhân điều trị nội trú cao hơn nhiều lần. Đặc biệt, đối với các bệnh như viêm họng cấp, viêm amidan cấp… hoàn toàn có thể điều trị ngoại trú nhưng các cơ sở KCB vẫn cho nhập viện. Tại BV Đa khoa huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang) bệnh nhân nhập viện năm 2017 là 69%, trong đó nhập viện vì viêm họng, viêm amidan cấp là 11%.

Mặt khác, nhiều nơi KCB còn kéo dài thời gian điều trị không cần thiết. Ví dụ số ngày nằm viện bình quân của một ca sinh thường là 3 ngày thì ở một số nơi lại kéo đến hơn 6 ngày (BV Sản Nhi Cà Mau 6,34 ngày). "Nếu điều chỉnh thời gian nằm viện của các ca sinh thường về mốc 3 ngày thì sẽ kéo giảm 6,74 tỉ đồng BHYT" - ông Phúc nói.

Nhiều cơ sở, đặc biệt là BV tuyến huyện các tỉnh phía Bắc, đã kê thêm số giường bệnh lên tới 380%, trong khi tỉ lệ nhân viên y tế phục vụ chỉ 0,3 nhân viên/giường bệnh (định mức là 1,1-1,2 nhân viên/giường bệnh) dẫn đến chất lượng phục vụ không đạt yêu cầu và gây ra sự sai lệch khi BHYT thanh toán chi phí (thanh toán trên mức 1,1-1,2 nhân viên/giường nhưng thực tế chỉ có 0,3 nhân viên/giường).

Khai khống để lấy tiền

Một vấn đề khác được đề cập là mức giá thanh toán BHYT chênh nhau rất nhiều giữa các tỉnh do chưa có hướng dẫn về đấu thầu vật tư y tế. Cùng một loại dược liệu là ba kích nhưng tại Bến Tre, BV mua vào một kg với giá 450.000 đồng, Điện Biên là 730.000 đồng, Bình Định 1,7 triệu đồng, Bình Dương là 4,2 triệu đồng…

Nguồn chi quỹ BHYT tăng đột biến còn có nguyên nhân từ nạn trục lợi quỹ BHYT của bệnh nhân và nhân viên y tế. Chẳng hạn một nhân viên y tế ở Trà Vinh đã lập hồ sơ 236 bảng kê khống để lấy thuốc BHYT trị giá 27 triệu đồng; bác sĩ một trung tâm y tế ở tỉnh Vĩnh Long lập khống 272 hồ sơ lấy 49 triệu đồng… Ngoài ra, theo thống kê, trong 9 tháng đã có 2.769 người đi khám 50 lần trở lên, 194 trường hợp khám 11.673 lần với số tiền thanh toán từ quỹ BHYT là 7,65 tỉ đồng… 

Nâng cao trách nhiệm quản lý

Theo ông Lê Văn Phúc, sắp tới, cơ quan BHXH sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cụ thể, sẽ hoàn thiện và ban hành các quy trình chuyên môn kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị; xây dựng mức giá dịch vụ phù hợp điều kiện, khả năng cung ứng của các cơ sở KCB. Bên cạnh đó, sẽ thay đổi phương thức thanh toán chi phí BHYT; xây dựng chính sách cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư y tế bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và an toàn. Đặc biệt sẽ tăng cường KCB tại y tế cơ sở, giảm tỉ trọng tại tuyến tỉnh, trung ương…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo